1. Lịch sử nghiên cứu chính sách pháp luật hình sự

Chính sách pháp luật hình sự là loại chính sách pháp luật được nghiên cứu đầy đủ nhất so với các loại chính sách pháp luật khác ở các nước trên thế giới và ở nước ta.

Nghiên cứu chính sách hình sự ở nước ngoài cho thấy, thuật ngữ “chính sách hình sự” được xuất hiện hơn 200 năm về trước. Chính sách hình sự với tư cách một khoa học có lịch sử phát triển của mình. Lịch sử của khoa học này bắt đầu từ các công trình nghiên cứu của các nhà khai sáng và các nhà cải cách thế kỷ xvni: Chenzare, Bekbarija, Vol’ter, Montesqieu và những người khác.

2. Chính sách pháp luật hình sự trong các văn bản liên quan

Khái niệm chính sách pháp luật hình sự với tư cách là một bộ phận cấu thành của chính sách hình sự lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1804 trong các công trình của nhà hình pháp học nổi tiếng người Đức Ansel’m Fheirbakh (theo M.p. Chubinskij: Lược sử chính sách pháp luật hình sự: Khái niệm, lịch sử và những vấn đê cơ bản của chính sách pháp luật hình sự với tư cách một yếu tố cấu thành của khoa học luật hình sự, Mátxcơva, 2008, tr. 55-56 (bản tiếng Nga); G.Ju. Lesnikov: Chính sách pháp luật hình sự của Liên bang Nga: Những vấn đê lý luận và thực tiễn, Mátxcơva, 2004, tr.3 (bản tiếng Nga); N.A. Lopashenko: Chính sách hình sự, Mátxcơva, 2009, tr.3 (bản tiếng Nga) và sau đó không chỉ được sử dụng rộng rãi trong khoa học mà còn cả trong thực tiễn pháp luật.

Tiếp đến các nhà khoa học như Ph. List (theo Ph. List: Nhiệm vụ của chính sách pháp luật hình sự. Tội phạm là một hiện tượng bệnh lý học xã hội, Mátxcơva, 2004 (bản tiếng Nga), M.p. Chubinskij (theo : M.p. Chubinskij: Lược sử chính sách pháp luật hình sự: Khái niệm, lịch sử và những vấn đê cơ bản của chính sách pháp luật hình sự với tư cách một yếu tố cấu thành của khoa học luật hình sự, Sđd, (bản tiếng Nga) và S.K. Gogel (theo S.K. Gogel’: Mồn học chính sách pháp luật hình sự trong mõi quan hệ vói xã hội học luật hĩnh sự, Mátxcơva, 1910 (bản tiếng Nga) tiến hành các nghiên cứu cơ bản tiếp theo về chính sách pháp luật hình sự và bằng cách đó đã có đóng góp vào sự hình thành hướng nghiên cứu khoa học độc lập trong luật học – chính sách pháp luật hình sự nói riêng, chính sách hình sự nói chung.

Trong các công trình khoa học của Liên Xô (cũ) thuật ngữ “chính sách hình sự” lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX. Chính sách hình sự là một lĩnh vực độc lập tương đối, mang tính đặc thù.

Ở Việt Nam, những vấn đề cơ bản của chính sách hình sự được bàn luận vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX. Những tác giả quan tâm đến chủ đề đó là GS.TSKH. Đào Trí úc, GS.TS. Võ Khánh Vinh, GS.TSKH. Lê Cảm, GS.TS. Hồ Trọng Ngũ và những tác giả khác (theo Đào Trí úc: Luật Hình sự Việt Nam, Quyển I: Những vấn đê chung, Sđd, tr.176-215; Lê Cảm (Sách chuyên khảo sau đại học): Những vấn đê cơ bản trong khoa học hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005; Hồ Trọng Ngũ: Chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội ĩân thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Phạm Văn Lợi (Chủ biên): Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007; Võ Khánh Vinh: Chính sách hình sự: Những vấn đê lý luận và thực tiễn, Tập bài giảng cho nghiên cứu sinh và cao học, Học viện Khoa học xã hội).

3. Khái niệm chính sách hình sự

Hiện nay, trong sách báo pháp lý ở nước ta và nước ngoài có các cách tiếp cận khác nhau về chính sách hình sự, do vậy, có các khái niệm khác nhau về chính sách hình sự.

Chính sách hình sự là một loại chính sách pháp luật, một loại chính sách xã hội, một loại chính sách công, một loại chính sách đối nội.

Chính sách hình sự có thể mang tính chất đường lối, chiến lược lâu dài như “Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “Trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”… nhưng cũng có thể mang tính chất sách lược được thực hiện trong những giai đoạn nhất định cũng như đối với những loại tội phạm hoặc đối tượng nhất định như chính sách về đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, chống tệ nạn ma tuý, mãi dâm… Chính sách hình sự được thể hiện trong các văn bản của Nhà nước như nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, các quyết định cũng như các chỉ thị của Chính phủ và đặc biệt được cụ thể hóa trong các đạo luật mà trước hết là Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Chính sách hình sự được thực hiện thông qua hoạt động xây dựng luật, giải thích luật và áp dụng luật. Trước hết, chính sách hình sự có tính chiến lược, lâu dài phải được thể hiện trong các quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời chính sách hình sự cũng là một trong những cơ sở mà công tác giải thích các điều luật phải dựa vào. Cuối cùng, áp dụng luật cũng không thể tách rời chính sách hình sự, mà phải dựa vào và thể hiện được chính sách hình sự.

Chính sách hình sự là một phần của chính sách xã hội nói chung và là chính sách pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng của một Nhà nước được cấu thành bởi bốn loại chính sách: chính sách phòng ngừa tội phạm, chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự và chính sách pháp luật thi hành án hình sự. Trong đó, chính sách hình sự là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Như vậy, chính sách hình sự suy cho cùng là nhằm đảm bảo thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự và trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay nó góp phần đưa các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế, giáo dục công dân ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tiến tới xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khách thể tác động của chính sách hình sự là tình hình tội phạm, tức là một hiện tượng pháp luật – xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử, tiêu cực, phổ biến, bao gồm hệ thống các tội phạm đã được thực hiện ở một quốc gia (vùng, thế giới) trong một giai đoạn nhất định, được đặc trưng bởi các chỉ số về lượng và chất. Chính sách hình sự tác động đến tình hình tội phạm thông qua hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các thiết chế, tô’ chức tham gia phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm.

4. Bản chất và mục tiêu của chính sách hình sự

Bản chất của chính sách hình sự thể hiện ở việc soạn thảo và thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm, ở việc xác định các phương tiện, các giải pháp, các hình thức và các phương pháp hoạt động của nhà nước và các cơ quan nhà nước, trước hết của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm.

Mục tiêu cơ bản của chính sách hình sự là xác định chiến lược và sách lược phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm nhằm hạn chế, khắc phục, thu hẹp và từng bước giảm thiểu tình hình tội phạm, nói cách khác là phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm.

Chính sách pháp luật hình sự là một bộ phận cấu thành của chính sách hình sự nhằm xác định những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo của Nhà nước trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự, đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật hình sự, tăng cường việc bảo vệ các quyền và tự do của con người, cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và của nhà nước bằng pháp luật hình sự, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Cần có sự nhận thức đúng đắn về tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội cũng như các đòi hỏi cấp bách của xã hội về sự cần thiết đến mức độ nào trong việc điều chỉnh về mặt pháp luật hình sự các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Không ngừng hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật hình sự bằng các cơ chế dân chủ và công khai trong hoạt động lập pháp hình sự để bổ sung vào pháp luật hình sự thực định của quốc gia các quy phạm hoặc các chế định pháp lý tiến bộ và nhân đạo được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại trên cơ sở lĩnh hội các nguyên tắc của hoạt động tư pháp hình sự trong nhà nước pháp quyền.

Xuất phát từ sự nhận thức trên đồng thời trên cơ sở các luận chứng khoa học khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục phải cố gắng đến mức tối đa để quy định rõ ràng trong pháp luật hình sự thực định: Các giới hạn của việc tội phạm hoá và phi tội phạm hoá; Các căn cứ của việc hình sự hoá và phi hình sự hoá; Các hình thức trách nhiệm hình sự khác nhau với sự đa dạng các biện pháp cưỡng chế về hình sự, nhiều khả năng lựa chọn và xây dựng được các cơ chế tạo ra sự thuận tiện khi áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn.

5. Nội dung của chính sách hình sự

Nội dung của chính sách hình sự với tư cách là một hiện tượng pháp luật – xã hội phức tạp, bao gồm:

– Chính sách quốc gia về phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm được thể hiện trong các văn bản có tính chất chỉ đạo tương ứng: các bộ luật, các luật, các chiến lược, các chương trình và các văn bản khác về phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm;

– Một loại hoạt động xã hội đặc biệt để phòng ngừa và đấu tranh (đối phó mang tính chất tấn công tích cực) với tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;

– Lĩnh vực hiểu biết khoa học về chính trị, xã hội, pháp luật và các hiểu biết khác làm cơ sở cho việc soạn thảo lý luận phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả vói tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác dựa trên các thuộc tính liên kết của chính sách xã hội của nhà nước, các luận điểm của lý luận quản lý và của các khoa học tư pháp hình sự (khoa học luật hình sự, tội phạm học…), cũng như các thành tựu của xã hội học và chính sách học.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.