1. Đầu tư là gì?

Đầu tư hay còn gọi là hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Chúng ta có thể chia đầu tư thành hai nghĩ sau: 

– Đầu tư theo nghĩa rộng: Ở đây, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

– Đầu tư theo nghĩa hẹp: Đầu tư theo nghĩa hẹp là chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

 

2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investmen – FDI) là một trong các hình thức đầu tư quốc tế mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Mục đích hàng đầu của FDI là mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) – Đây là hoạt động đầu tư dài hạn, trong đó chủ sỡ hữu vốn trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

Theo đó: Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Về các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp thông dụng, gồm có những hình thức sau: 

– Hình thức 100% vốn của chủ đầu tư nước ngoài

– Hình thức liên doanh giữa bên nước ngoài với bên chủ nhà

– Hình thức hợp đồng

 

3. Đặc điểm đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) có thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.Về thực chất, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) là sự đầu tư của các công ty (cá nhân) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó.

Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất , các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.

Thứ hai , sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu đóng góp 10% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.

Thứ ba , lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần.

Thứ tư , đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.

Thứ năm , đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.

Thứ sáu , đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau:

Nếu căn cứ tính chất pháp lý của đầu tư nước ngoài trực tiếp có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các loại hợp đồng và hợp tác kinh doanh , doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra còn có thêm hình thức đầu tư khác đó là hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT). Trong các hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn là hình thức pháp nhân mới và luật Việt Nam gọi chung là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) thành hai loại đầu tư tập trung trong khu chế xuất và đầu tư phân tán. Mỗi loại đầu tư trên đều có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở từng quốc gia.

– Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm..

– Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) thành các loại như đầu tư công nghiệp, nông nghiệp , dịch vụ ..

Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm 3 hình thức như sau:

 – Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 – Doanh nghiệp liên doanh

 – Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Hàng đổi hàng – Phương thức đầu tư thu hút nước ngoài quan trọng đối với các nước đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mà giá trị của trang thiết bị cung cấp được hoàn trả bằng chính sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quan tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá trị.

Trong một hợp đồng, nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ của nhà máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác, nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm mà công nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với gía trị thiết bị mà nhà máy đã đầu tư. Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển đặc biệt là các nước đang chuyển đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản góp phần ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở các nước đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mới của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam.

 

4. Bàn về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

Giống như trường hợp dịch vụ, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng như là một yếu tố của hoạt động kinh tế xuyên quốc gia, dù đó là thương mại hàng hoá hay dịch vụ, rốt cuộc cũng là một công cụ của hội nhập kinh tế.

Theo Báo cáo đầu tư thế giới của Liên hợp quốc năm 1999, dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng lên đáng kể từ năm 1985 đến 1995, với mức 60 tỷ đến 315 tỷ mỗi năm nước ngoài tiềm năng thường vướng phải nhiều trở ngại như những hạn chế về chu chuyển vốn, giới hạn về cổ phần nước ngoài và những đòi hỏi về quốc tịch bao gồm cả tỷ lệ nội địa trong hàng hoá và hạn ngạch về lao động đặt ra đối với việc sử dụng lao động nội địa.

Mặc dù đầu tư thường có thể luân chuyển sang xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ qua biên giới, song nó là tiền đề cho việc thiết lập dịch vụ được cung ứng trên cơ sở đối mặt. Người ta còn thấy rằng thông qua đầu tư, dịch vụ có tác động quan trọng nhất đối với thị trường trong nước. Việc tiếp cận thành công thị trường dịch vụ thường chỉ có thể thực hiện được thông qua việc thiết lập trụ sở, hoặc ít nhất tham gia vào, sự có mặt tại chỗ tại nước ngoài.

 

5. Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư được hiểu là số tiền vốn được huy động tập chung được sử dụng trong quá trình tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển, đây được xác định là số tiền vốn được tích lũy của xã hội, của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.

Hay hiểu một cách đơn giản: Vốn đầu tư chính là toàn bộ chi phí mà một nhà đầu tư sẽ bỏ ra để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư đã được lên kế hoạch từ trước, được hình thành từ hai nguồn tài chính chủ yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Ngoài ra theo Luật đầu tư đã đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư là tiền và các loại tài sản được pháp luật công nhận để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Trước khi tiến hành thực hiện một dự án nhất định thì bắt buộc phải có nguồn vốn để thực hiện được dự án đó, vốn đầu tư dự án được xác định chính là tổng nguồn góp vốn, gồm các khoản như: Vốn điều lệ của công ty, vốn vay, nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức của công ty được chuẩn bị trước khi triển khai thực hiện dự án.

Trong cùng một khoảng thời gian, một công ty có thể thực hiện đồng thời một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau, chỉ cần đảm bảo được quyền lực tài chính ổn định của công ty đó trong suốt quá trình thực hiện các dự án.

Vốn đầu tư là một thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến trong những nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.

Theo đó, vốn đầu tư có những đặc điểm như sau:

– Điểm quan trọng nhất của nguồn vốn đầu tư chính là đem lại khả năng tìm kiếm và thu về khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp đầu tư bắt buộc phải góp đủ số vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của công ty nhận đầu tư để có thể thực hiện các quyền kiểm soát hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty nhận đầu tư.

– Đa số các nước nhận đầu tư đều đã và đang tạo ra hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, từ đó đã tạo ra động lực để thúc đẩy nền kinh tế, xã hội pháp triển một cách ổn định và đồng đều vì mục đích lâu dài.

– Phần trăm góp vốn đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tương ứng với tỷ lệ các quyền và nghĩa vụ mà các bên được hưởng, đồng thời là các rủi ro từ hoạt động đầu tư mà các bên sẽ phải gánh chịu.

– Khoản thu nhập mà các chủ đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, tuy nhiên nó mới chỉ mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ chưa phải lợi ích.

– Toàn bộ hoạt động đầu tư được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện nên các chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi từ hoạt động kinh doanh.

 

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).