Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy nêu các giải pháp khắc phục các xu hướng tiêu cực trong phát triển chính sách xây dựng pháp luật và nâng cao hiệu quả của chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn các hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do có nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp cầm quyền thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức pháp luật
Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn các hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp cầm quyển thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức pháp luật, Có thể thấy, tuy có nhiều loại quy trình xây dựng từng thể loại văn bản khác nhau, song các quy trình nói chung đều mang tính chặt chẽ, lôgíc. Sự kết thúc mỗi bước của quy trình xây dựng đánh dấu một trình độ phát triển về chất của quá trình hình thành văn bản.
Bước đầu của quy trình xây dựng pháp luật với hình thức là bản để nghị sáng kiến pháp luật, thể hiện những lập luận về việc hình thành ý chí của nhà nước. Bước tiếp theo, văn bản quy phạm pháp luật có hình thức là một dự án với nội dung là sự hình thành ý chí nhà nước. Bước tiếp theo nữa tiếp tục kiện toàn ý chí nhà nước hình thành trong dự án thông qua các thủ tục thẩm tra, lấy ý kiến góp ý, chỉnh lí lại văn bản với các phần, chương, điều. Bước cuối, dự án văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các điều kiện chủ yếu để trình ra cơ quan có thẩm quyền quyết định. Dự án trở thành văn bản quy phạm pháp luật và chính thức hoà nhập vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở bước thảo luận, thông qua và công bố văn bản.
2. Chính sách xây dựng pháp luật
Với khái niệm “chính sách xây dựng pháp luật”, trong đó có khái niệm chính sách xây dựng luật chưa được nghiên cứu một cách tích cực, đúng tầm trong khoa học pháp lý và chưa được sử dụng với đầy đủ ý nghĩa của nó trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta.
Chính khái niệm chính sách xây dựng pháp luật nói chung, trong đó có chính sách lập pháp không chỉ được sử dụng tích cực trong khoa học pháp lý mà còn được các cơ quan lập pháp thường xuyên sử dụng.
Bởi lẽ, chính sách xây dựng pháp luật được ban hành để bảo đảm cho việc thực hiện các định hướng cơ bản của chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của nhà nước. Cũng cần phải lưu ý rằng, không thể nâng cao trách nhiệm của nhà nước về chất lượng của đạo luật và hiệu quả thực hiện của nó, nếu về mặt pháp luật chưa xác định được một trật tự xem xét và thông qua đạo luật mang tính khoa học, bảo đảm sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của các chủ thê’ khác nhau trong xã hội vào quá trình đó. Thực hiện tốt những điều nói trên sẽ bảo đảm cho kết quả xây dựng pháp luật có hiệu quả và nâng chính sách xây dựng pháp luật của nhà nước lên trình độ chất lượng mói.
Xây dựng pháp luật là đối tượng mà chính sách xây dựng pháp luật hướng đến. Xây dựng pháp luật là giai đoạn kết thúc của sự hình thành pháp luật được thể hiện ở hoạt động xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.
=> “Chính sách xây dựng pháp luật là một loại chính sách pháp luật đặc biệt, là hoạt động được lập luận khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phỉ nhà nước để xác định chiến lược và sách lược xây dựng pháp luật, xây dựng các điêu kiện cân thiết cho tổ chức và hoạt động xây dựng pháp luật có hiệu quả.”
3. Mặt tiêu cực trong phát triển chính sách xây dựng pháp luật
Thực tiễn xây dựng pháp luật nước ta thời gian qua cho thấy, phần lớn các luật được ban hành là các luật sửa đổi, bổ sung, số lượng các luật mới được ban hành lần đầu chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta cũng chưa cân nhắc một cách đầy đủ cơ cấu của các văn bản luật vói tư cách là một hệ thống chỉnh thể; có nhiều chế định cụ thể của một ngành pháp luật này chưa phù hợp hoàn toàn vói các chế định tương tự của các ngành pháp luật khác, của các ngành pháp luật lân cận, của tổng thể các quy phạm pháp luật khác.
Có thể lấy lĩnh vực điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai làm ví dụ, ở đó các quy phạm pháp luật dân sự và các quy phạm pháp luật đất đai còn có những xung đột với nhau. Đôi khi sự hình thành cơ cấu chế định của ngành pháp luật này hay ngành pháp luật khác được thực hiện trước khi soạn thảo mô hình quan niệm về cơ chế điều chỉnh pháp luật ngành, ví dụ, khi điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thuế, trong một số trường hợp khác, việc hoàn thiện quy phạm pháp luật ngành được thực hiện bằng “phương pháp ghép mẫu vụn” – sự sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới một số nội dung xuất phát từ nhu cầu “ngay lập tức”, hay như, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Những sai lầm hệ thống tương tự như vậy dẫn đến việc làm yếu đi các mối liên hệ bên trong của các ngành pháp luật và các mối liên hệ liên ngành pháp luật, làm sâu sắc thêm sự mất cân đối trong phát triêh hệ thống các văn bản luật.
Nhìn một cách tổng quan, có thể coi các sai lầm trong xây dựng pháp luật là “một loại bệnh” đặc thù, tồn tại trong xây dựng pháp luật. Chính sách xây dựng pháp luật có thể được coi là “liều thuốc” đặc thù để chữa trị loại bệnh đó. Chính sách xây dựng pháp luật có khả năng chữa trị “các loại bệnh” tương tự và hơn thế nữa “phòng ngừa” các loại bệnh đó.
Đặc biệt, về mặt thực tế, chính sách xây dựng pháp luật có thể khắc phục được các sai lầm hệ thống. Không thể sửa chữa được các sai lầm hệ thống bằng hành động một lần, ngẫu nhiên. Ở đây, đòi hỏi phải có sự phản ứng hệ thống tương ứng – đó là chính sách xây dựng pháp luật mang tính hệ thống gắn kết các công cụ của quá trình xây dựng pháp luật thành một cơ chế gắn liền với nhau mói có thể khắc phục được các sai lầm đó. Ở đây muốn nói về các công cụ như: chiến lược và sách lược xây dựng pháp luật, kế hoạch hóa và dự báo xây dựng pháp luật, theo dõi pháp luật, kỹ thuật pháp lý, sự lập luận về mặt khoa học và cân nhắc dư luận xã hội, thẩm định và bảo đảm về phương pháp, …
Ví dụ, chiến lược phát triển pháp luật cho phép xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả, tránh được các sai lầm có thể xảy ra trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, cũng có thể nói về hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật ở giai đoạn sớm hơn giai đoạn thực hiện chúng.
Tất cả các công cụ đó với sự trợ giúp của chính sách xây dựng pháp luật được trật tự hóa, được đưa vào một hệ thống mà ở đó từng công cụ trong số đó có được vị trí của mình và thực hiện vai trò của mình. Chính sự gắn kết các công cụ tản mạn, sự xác định đúng các mối liên hệ giữa chúng cho phép nâng cao hiệu quả của các công cụ đó, làm cho sự tác động của chúng đến quá trình xây dựng pháp luật rõ ràng và hiệu quả hơn. Một trong những tru điểm quan trọng nhất của chính sách xây dựng pháp luật được thể hiện ở đó.
Sự hình thành các cơ sở và các định hướng này hay các định hướng khác của chính sách xây dựng pháp luật, thông thường, được khởi đầu từ trình độ học thuyết. Trong các chuyên khảo, các bài báo, các bình luận của mình, các nhà khoa học đã đưa ra các kiến nghị về các phương thức hoàn thiện xây dựng pháp luật, các phương thức nâng cao tính có kết quả của các yếu tố cụ thể của hoạt động xây dựng pháp luật. Từ đây cho thấy rằng, điều kiện quan trọng nhất làm tối ưu hóa chính sách xây dựng pháp luật, do vậy, nâng cao chất lượng của các đạo luật được ban hành là sự lập luận khoa học về các đạo luật đó. Việc tăng cường vai trò của khoa học trong sự hình thành chính sách xây dựng pháp luật và trong hoạt động xây dựng luật là tiền dề, điều kiện cần thiết của việc nâng cao chất lượng các đạo luật được ban hành và hiệu quả của các quy phạm được quy định trong các đạo luật đó.
4. Giải pháp khắc phục xu hướng tiêu cực trong phát triển chính sách xây dựng pháp luật
Để khắc phục các xu hướng tiêu cực và nâng cao hiệu quả của chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau đây:
– Tổ chức xây dựng và thảo luận rộng rãi trong toàn xã hội và khẳng định ở mức độ quốc gia quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam – quan niệm bảo đảm sự huy động và thống nhất mọi nỗ lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội để tối ưu hóa điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư;
– Bảo đảm tính được luận chứng khoa học của những đổi mới, cải cách được tiến hành trong lĩnh vực xây dựng pháp luật bằng việc hình thành mô hình tác động tối ưu của khoa học và thực tiễn về những vẩh đề của soạn thảo và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật, tập trung mọi nỗ lực của cộng đồng các nhà khoa học và các chủ thể của chính sách xây dựng pháp luật để xây dựng một hệ thống mục tiêu rõ ràng, không có mâu thuẫn của điều chỉnh pháp luật trong viễn cảnh ngắn hạn và dài hạn;
– Đẩy mạnh và mở rộng thực tiễn dự báo pháp luật cũng như kế hoạch hóa dài hạn và trung hạn các công việc soạn thảo các dự án luật của các cơ quan lập pháp và hành pháp, cần sử dụng rộng rãi hơn các cơ chế theo dõi (giám sát) các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật với tư cách là một nguồn thông tín dự báo cho việc ban hành các quyết định xây dựng pháp luật hiệu quả;
– Ghi nhận một cách chính thức thứ bậc hiệu lực và hoàn thiện trật tự thống nhất chung về việc soạn thảo các quy phạm pháp luật, thống nhất hóa các quy tắc của kỹ thuật làm luật và các thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong soạn thảo các dự án văn bản quy phạm pháp luật bằng việc ban hành đạo luật “về kỹ thuật pháp lý”;
– Tích cực sử dụng các phương tiện, chương trình tự động hóa hiện nay và bảo đảm thông tin cho quá trình xây dựng pháp luật, mở rộng hơn việc sử dụng khả năng của kỹ thuật máy tính trong tiến trình soạn thảo và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật;
– Thể chế hóa một cách chi tiết các thủ tục lấy ý kiến dư luận xã hội, thảo luận công khai và thẩm đỊnh các dự án văn bản quy phạm pháp luật bằng việc thông qua đạo luật về “thẩm định xã hội các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác”;
– Tăng cường số lượng các quy phạm pháp luật có hiệu lực trực tiếp trong các luật và giảm thiểu các quy phạm viện dẫn, bằng cách đó, tạo ra các điều kiện cho việc thu hẹp trên thực tế khối lượng các văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành; sử dụng tích cực hơn nữa trong thực tiễn hoạt động xây dựng luật nguyên tắc “theo gói” để chuẩn bị và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật;
– Tổ chức việc thống kê các văn bản quy phạm pháp luật cùng với việc đổi mới tiếp theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao tính tổng hợp và tính không mâu thuẫn của nó, cũng như tiến hành việc hệ thống hóa chung và hệ thống hóa loại (trong đó có pháp điển hóa) các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tiến hành việc chuẩn bị và ban hành các bộ tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương;
– Thể chế hóa bằng luật cơ chế các chủ thể tham gia quá trình xây dựng luật, soạn thảo và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật theo từng đối tượng thuộc thẩm quyền chung của các chủ thể xây dựng pháp luật khác nhau;
– Khắc phục một cách chính thức thực tiễn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà việc thực hiện các văn bản đó không được bảo đảm bằng các nguồn lực vật chất tương ứng, ghi nhận bằng pháp luật cơ chế và các loại trách nhiệm pháp lý cụ thể đối với việc gây ra những hậu quả tiêu cực của xây dựng pháp luật trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật này hay trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật khác;
– Vận dụng một cách tích cực trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực này trên cơ sở duy trì các đặc điểm và truyền thống quốc gia của điều chỉnh pháp luật;
– Áp dụng hệ thống các giải pháp pháp luật, tổ chức và vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho những người trực tiếp tham gia soạn thảo và thông qua các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác;
– Để thực hiện các giải pháp nêu trên và các giải pháp khác, các tổ chức nghiên cứu luật học ở nước ta cần phối hợp soạn thảo, xây dựng cơ chế phối hợp nghiên cứu để cung cấp luận cứ khoa học cho xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta.
5. Kết thúc vấn đề
Quy trình xây dựng pháp luật cũng phải bao hàm trong nó bước theo dõi tác động thực tế của văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để kịp thời có sự đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu điều chỉnh mà nó phúc đáp. Sau một thời gian được đưa vào thực hiện thi hành, văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có thể sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai thỉ hành, hiệu quả, hiệu lực thực tế của văn bản quy phạm pháp luật và vấn đề sửa đổi, bổ sung có thể được đặt ra. Đây cũng là thời điểm có thể được coi là bắt đầu một quy trình xây dựng pháp luật mới.
Do đó, xây dựng pháp luật không chỉ là quá trình đứt đoạn mà là quá trình vận động liên tục cùng với quá trình vận động, biến đổi, phát triển của nhà nước và xã hội.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).