1. Giới thiệu vấn đề
Nghiên cứu cho thấy, chính sách pháp luật nước ta chưa được xây dựng và thực hiện dựa trên một học thuyết pháp luật phát triển đầy đủ.
Học thuyết pháp luật (có thể nói như vậy) ở nước ta đang được hình thành và phát triển rất mâu thuẫn. Những biến đổi xã hội diễn ra cả theo chiều rộng lẫn theo chiều sâu trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, sự tiếp nhận tư duy pháp lý, kinh nghiệm pháp luật từ các nước trong quá trình họp tác và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra nhiều vầh đề cho khoa học pháp lý Việt Nam. Sự chuyển động của khoa học pháp lý nước ta cũng đang diễn ra theo các chiều hướng khác nhau. Đồng thời, hiện nay, khoa học pháp lý Việt Nam có trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn đối với xã hội và phát triển xã hội.
Thực tiễn cho thấy, một mặt, khoa học pháp lý Việt Nam chưa được chuẩn bị đầy đủ cho những biến đổi đang diễn ra toàn diện và sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Tiếc rằng, sự phát triển mạnh mẽ của pháp luật Việt Nam chưa gắn liền chính với sự phát triển mạnh mẽ như vậy của học thuyết pháp luật.
Khoa học pháp lý dường như tụt hậu một cách cơ bản so với các nhu cầu của chính sách pháp luật và đời sống pháp luật. Các nhu cầu đó phần lớn được giải quyết bằng cách mò mẫm, bằng phương pháp thử nghiệm và sai lầm.
Có thể lấy việc xây dựng các dự án luật sau đây làm ví dụ: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
=> Từ đây cho thấy rằng, các “vay mượn” một cách cơ học, vội vàng các chế định, các cấu trúc và các phương tiện pháp luật này hay các chế định, các cấu trúc và các phương tiện pháp luật khác của pháp luật nước ngoài phần lớn được sử dụng không xuất phát từ “học thuyết pháp luật tốt” và từ thực tiễn pháp luật Việt Nam.
Và cũng từ đây cho thấy rõ sự dao động của những người xây dựng pháp luật trong quá trình soạn thảo và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và để xảy ra những sai lầm trong xây dựng pháp luật. Có nhiều nguyên nhân của điều đó, nhưng trước hết cần phải nói đến đó là những người tham gia xây dựng pháp luật chưa có đầy đủ những hiểu biết về những định hướng phát triển pháp luật cần thiết và được kiểm chứng, chưa có hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ được xây dựng dựa trên các giá trị được văn minh hóa chung toàn cầu và các đặc điểm của đời sống pháp luật Việt Nam.
Nhưng, mặt khác, vấn đề là ở chỗ, “người có lỗi” trước hết đối với tất cả những gì đã diễn ra, có lẽ, là nhà nước, bởi vì, nhà nước thực hiện việc cung cấp tài chính cho khoa học theo nguyên tắc “còn lại”, chưa thực sự coi trọng khoa học trong hoạt động thực tiễn của mình. Nếu như trên thực tiễn nhà nước không phát triển khoa học một cách đầy đủ giá trị, vói tư cách là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó có khoa học pháp lý, thì nhà nước buộc phải vay mượn những tư tưởng mới cần thiết cho sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ các nước khác, điều đó sẽ không bảo đảm được tính hiệu quả của điều chỉnh pháp luật và của quản lý nhà nước. Khoa học pháp lý Việt Nam cần phải phản ánh những đặc thù của xã hội Việt Nam, tâm thức, văn hóa, các đặc điểm tâm lý – xã hội, truyền thống, tập quán, đời sống pháp luật đa dạng ở nưóc ta. Tất cả những điều đó, một mặt, nâng cao địa vị của khoa học pháp lý, mặt khác, giao cho khoa học pháp lý trách nhiệm bảo đảm chất lượng hơn sản phẩm mà nó đưa ra cho xã hội.
2. Nhiệm vụ của khoa học pháp luật
Với sự phân tích ở mục 1 trên cho thấy, đời sống đòi hỏi ngày càng lớn hơn phải có các cách tiếp cận học thuyết để các cách tiếp cận đó phản ánh được các thách thức, nhu cầu của thời đại, phù hợp lớn hơn với hiện thực rất phức tạp hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam, cho thấy rõ ràng rằng, không thể phát triển pháp luật nói chung, các văn bản quy phạm pháp luật nói riêng ở bên ngoài nền tảng học thuyết rõ ràng và được lập luận về mặt khoa học. Để phúc đáp các thách thức, nhu cầu của thời đại, các nhà khoa học pháp lý Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm khoa học của mình dưới dạng các quan niệm khoa học (quan điểm khoa học). Đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách mang tính học thuyết của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Và đó cũng là nhiệm vụ của học thuyết pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Bàn luận về nhiệm vụ của chính sách pháp luật
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học pháp lý nước ta cần tập trung nghiên cứu để đưa ra hệ các quan niệm khoa học về phát triển pháp luật Việt Nam. Hệ các quan niệm đó có thể bao gồm: Quan niệm tổng thể về phát triển pháp luật Việt Nam; về phát triển các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam; về tính ổn định của pháp luật; về chính sách xây dựng pháp luật; chính sách áp dụng pháp luật; chính sách giải thích pháp luật; chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật; chính sách pháp luật hiến pháp; chính sách pháp luật hành chính; chính sách pháp luật hình sự; chính sách pháp luật thông tin; chính sách pháp luật bảo vệ môi truờng; chính sách pháp luật trong lĩnh vực quyền con người, V.V..
Việc bảo đảm quan điểm hóa các quan niệm lý luận và các cách tiếp cận thực tiễn trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay.
Hoàn toàn đúng đắn khi khẳng định rằng, “các quan niệm” nói chung đưa ra tiêu chuẩn cao đối với hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó có xây dựng luật, bởi lẽ, tiêu chuẩn đó cho phép xác định được trình độ và chất lượng của hoạt động soạn thảo dự án luật phù hợp với các nhu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tạo điều kiện đế các văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ cho việc tiến hành sự nghiệp đổi mói đất nước. Chính vì vậy mà các quan niệm đó được cộng đồng các nhà khoa học, các cơ quan xây dựng luật thừa nhận và trở thành tiêu chuẩn khoa học trong soạn thảo các dự án luật cụ thể.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là, sản phẩm khoa học pháp lý đưa ra cần phải được thể hiện dưới hình thức tập trung hóa, được lập luận, mang tính hệ thống, tính chỉnh thể ở mức cao nhất – dưới hình thức các quan niệm, quan điểm tổng thể. Đặc biệt, điều đó liên quan đến những vấn đề khoa học quan trọng, những vấn đề bức thiết nhất đòi hỏi cả khoa học lẫn thực tiễn giải quyết.
Các nhà khoa học thường phàn nàn rằng, các cơ quan quyền lực, các nhà quản lý, các nhà thực tiễn không phải khi nào cũng tôn trọng và sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Ở đây có một phần chân lý. Tuy vậy, chính các nhà khoa học không phải bao giờ cũng đưa ra được sản phẩm khoa học dưới dạng chỉnh thể, hệ thống – dưới hình thức các quan niệm, quan điểm về các dự án luật, dự thảo các dự án luật, V.V.. Khi đó, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ tác động đến các cơ quan quyền lực, các cơ quan xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật một cách thuyết phục hơn và rõ ràng hơn, nếu như các sản phẩm đó được đưa ra ở trình độ các quan niệm mà ở đó các quan điểm khoa học được trình bày dưới dạng được luận chứng, được lập luận, mang tính tổng thể cao nhất về các mô hình dự án luật và dự án các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Các quan niệm phản ánh những mức độ bao quát khác nhau của đời sống xã hội và hiện thực pháp lý.
Ví dụ, các quá trình dân chủ hóa diễn ra trong xã hội Việt Nam đã chỉ ra sự cần thiết cấp bách của việc xây dựng chiến lược phát triển đất nước không chỉ bằng các chương trình phát triển kinh tế – xã hội mà còn bằng quan niệm về phát triển pháp luật của nhà nước. Quan niệm hay chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đĩ cùng và gắn liền vói chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược an ninh quốc gia và các chiến lược khác của đất nước. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, việc thực hiện thành công các dự án ưu tiên quốc gia, việc giải quyết những vấn đề chung mang tính cấp bách của nhà nước được quyết định một cách trực tiếp bằng việc tiến hành trong phạm vi toàn quốc một chính sách pháp luật tổng thổ, có hiệu quả. Chính sách pháp luật đó không chỉ nhằm phát triêh các văn bản quy phạm pháp luật mà còn phát triển hệ thống pháp luật nói chung, đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội.
Trong điều kiện hiện nay cần phải xây dựng quan niệm tổng thể về chính sách pháp luật với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành cơ bản của chiến lược phát triển bao trùm, cân bằng, hài hòa và bền vững đất nước. Đã đến lúc cần phải xây dựng một chương trình hoạt động pháp luật nhất quán và lâu dài.
4. Quan niệm chính sách pháp luật
Vậy quan niệm về chính sách pháp luật là gì?
Quan niệm về chính sách pháp luật là hệ thống các luận điểm lý luận phản ánh các quan điểm về bản chất, các nguyên tắc, các ưu tiên, các định hướng, các giải pháp, các cơ chế thực hiện và các phương thức nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam trong tương lai lâu dài.
Quan niệm như vậy cần được trình bày dưới dạng tài liệu pháp lý mang tính học thuyết, dưới hình thức tập trung hóa, tổng kết những hiểu biết khoa học về chiến lược và sách lược điều chỉnh pháp luật và đặt ra cơ sở mang tính nguyên tắc cho việc tiếp nhận những hiểu biết đó trong lĩnh vực thực tiễn chính trị – pháp lý (theo Võ Khánh Vinh: Học thuyết pháp luật – hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tlđd).
Khoa học pháp lý nước ta cần sớm nghiên cứu và xây dựng quan niệm về chính sách phát triển pháp luật Việt Nam. Quan niệm đó cần trình bày những quan điểm mang tính hệ thống về mô hình phát triển pháp luật Việt Nam ở giai đoạn trung hạn. Quan niệm về chính sách phát triển pháp luật Việt Nam có thể trở thành cơ sở cho việc soạn thảo các tài liệu học thuyết pháp luật khác, chẳng hạn như: Quan niệm về chính sách phòng, chống tham nhũng; chính sách lập pháp ở Việt Nam; chính sách áp dụng pháp luật; chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật ở Việt Nam, V.V.. Ở các nước chuyển đổi, đặc biệt ở Liên bang Nga, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra hệ các quan điểm mang tính học thuyết về chính sách pháp luật Liên bang Nga và các quan niệm đó đã được các cơ quan lập pháp Liên bang Nga sử dụng trong quá trình phát triển pháp luật Liên bang Nga.
Như vậy, nếu quan niệm về chính sách phát triêh pháp luật Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được xây dựng, thì đó là tài liệu học thuyết, là định hướng cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và thực hiện trên thực tiễn chính sách phát triển pháp luật, cho các cơ quan nhà nước trong việc soạn thảo và ban hành các quyết định xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, là cơ sở cho việc giải thích khoa học và giải thích chính thức các quy phạm pháp luật, cho việc hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật, cũng như giải quyết các xung đột pháp luật. Chỉ có đi ra và đứng ở trình độ học thuyết pháp luật thì khoa học pháp lý mới có thể bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ giá trị của một hình thức thực hiện chính sách pháp luật là hình thức học thuyết pháp luật.
Ngoài ra, trong giai đoạn phát triển hiện nay, một trong những nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học pháp lý là tạo điều kiện để khoa học pháp lý xây dựng được các định hướng ưu tiên phúc đáp nhu cầu cải cách, đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp. Khoa học pháp lý nước ta cần tập trung nỗ lực nghiên cứu để xây dựng hệ quan niệm về xã hội pháp quyền, về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về chủ quyền nhân dân, về phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, về kiểm soát quyền lực trong xã hội, về từng phạm vi quyền lực nhà nước, về quyền con người, về các giá trị của xã hội. Nghiên cứu làm sáng tỏ những vâh đề khác có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Ngoài ra, khoa học pháp lý nước ta có nhiệm vụ chủ động và tham gia tích cực vào việc đào tạo những cán bộ pháp luật có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng hành nghề tốt, có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm trước Nhân dân, xã hội và Nhà nước.
Quá trình cải cách, đổi mới pháp luật không thê’ được tiến hành có hiệu quả nếu không có những thay đổi trong tư duy pháp lý, trong ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật của cá nhân, của các nhóm xã hội và ý thức pháp luật của xã hội. Ở đây, khoa học pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra các biện pháp đê’ đưa vào ý thức xã hội những tư tưởng về tính đặc thù và các giá trị riêng của pháp luật, về tính độc lập của nó trong mối quan hệ vói chính sách của Nhà nước.
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, không được đánh giá quá cao vai trò của khoa học trong đời sống xã hội. Hình thức học thuyết pháp luật không thể là phương thuốc vạn năng để giải quyết mọi điều bất cập, mâu thuẫn, và nói đúng ra, các hình thức khác của thực hiện chánh sách pháp luật cũng không thể là phương thuốc vạn năng. Tất cả các hình thức đều thực hiện sứ mệnh đặc thù của mình, bổ sung lẫn nhau trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).