1. Chính sách pháp luật là gì?
Chính sách pháp luật – trước hết là hoạt động của các chủ thể tương ứng trong lĩnh vực pháp luật. Các tư tưởng, quan điểm, mục tiêu, chiến lược, sách lược, định hướng, chương trình, kế hoạch, dự báo… chỉ là cơ sở, nền tảng của chính sách pháp luật, là yếu tố của hệ tư tưởng pháp luật.
Theo Từ điển tiếng nước ngoài, “Chính sách là hoạt động của các giai cấp xã hội, của các đảng phái, của các nhóm xã hội được xác định bởi các lọi ích và các mục đích của họ, cũng như hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước thể hiện bản chất kinh tế – xã hội của xã hội đó. Theo Từ điển tiếng Nga, “Chính sách là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước phản ánh chế độ xã hội và cơ cấu kinh tế của đất nước, cũng như hoạt động của các đảng phái và của các tổ chức khác, của các nhóm xã hội được xác định bởi các lợi ích và các mục đích của chúng”.
Mặt khác, khi nói về chính sách pháp luật với tư cách là một loại hoạt động nhất định, cũng không được quy nó về nhận thức chính trị chỉ gắn liền vói việc giành và giữ quyền lực mà thực chất là đấu tranh vì quyền lực. Nhận thức như vậy về chính sách rất phô’ biến trong sách báo chính trị học.
Chính sách pháp luật không hẳn chỉ là lĩnh vực đấu tranh vì quyền lực mà chủ yếu là hoạt động gắn liền với việc soạn thảo chiến lược điều chỉnh pháp luật và với việc thực hiện chiến lược đó. Zd. Karbone, về vấn đề này, cho rằng, “phân biệt cái pháp lý với cái chính sách là rất khó khăn, bởi vì chính sách, ít nhất có hai sự giải thích. Chính sách có thê’ được hiểu là mọi hoạt động nhằm đạt được mục tiêu nhất định và ở phương diện này có thể nói về chính sách pháp lý (chính sách xây dựng pháp luật, chính sách đấu tranh với tình hình tội phạm – chính sách tội phạm học)”.
Ở nghĩa hẹp, chính sách được hiểu là hoạt động thực tiễn của nhà nước và của các chủ thể khác của hệ thống chính trị để giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội, cũng như các định hướng cơ bản của hoạt động đó. Trong ngữ cảnh này người ta nói về chính sách kinh tế, chính sách dân số, chính sách khoa học và các chính sách khác.
Chính sách pháp luật ở nghĩa rộng lớn về nó là một hiện tượng tập họp hơn là một hiện tượng thống nhất, trong phạm vi của nó có hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mối tương quan của các hoạt động đó cần phải được làm sáng tỏ.
Tất nhiên, chính sách pháp luật là hoạt động buộc phải dựa vào những tư tưởng, quan điểm, dự định nào đó và đó là hoạt động có tính hướng đích. Không thể nói về hoạt động mà thiếu các tư tưởng, quan điểm, các mục tiêu. Điều đó có nghĩa rằng, hoạt động tự nó đã có tư tưởng, quan điểm, đã có định hướng, đã có mục tiêu. Do vậy, chính sách pháp luật là hoạt động, nhưng đó là hoạt động được định hướng về tư tưởng, quan điểm, về mục tiêu nhất định.
2. Khái quát về các phương tiện riêng của chính sách pháp luật
Cùng với các phương tiện chung (các công cụ và các hoạt động) thì chính sách pháp luật có cả các công cụ riêng của mình. Đây là các công cụ được dành sẵn để hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật, bao gồm: hệ các quan điểm, các chương trình, kỹ thuật pháp lý, hệ thống theo dõi pháp luật, thẩm định pháp luật, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, kế hoạch hóa, dự báo, thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa các văn bản quy phạm pháp luật,…
3. Khái niệm phương tiện kỹ thuật pháp lý
Trong hệ thống các phương tiện ta vừa nêu ở mục 2, kỹ thuật pháp lý giữ vị trí đặc biệt, bởi vì, một mặt, kỹ thuật pháp lý cho phép xây dựng được một cách tỉ mỉ, sâu sắc chính sách pháp luật cần phải có, và mặt khác, cho phép thực hiện được chính sách đó.
=> Khái niệm: “Kỹ thuật pháp lý là hệ thống các nguồn lực (các phương tiện, các phương thức, các phương pháp, các giải pháp, các quy tắc…) được sử dụng để soạn thảo và trật tự hóa các văn bản pháp luật (các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản ấp dụng pháp luật, các văn bản giải thích pháp luật, các văn bản hiệp định và các văn bản pháp luật khác) nhằm mục đích bảo đảm sự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chúng.”
Theo Từ điển tiêng nước ngoài, “các nguồn lực – đó là các phương tiện, các dự trữ, các khả năng, các nguồn của một cái gì đó” (theo Từ điển tiêng nước ngoài, Sđd, tr.432 (bản tiếng Nga). Định nghĩa nguồn lực được sử dụng trong lĩnh vực thông tin cũng hoàn toàn được áp dụng ở đây.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực thông tín nguồn lực được hiểu là yếu tố cấu thành hệ thống cần thiết của việc tổ chức hoạt động họp lý cụ thể của con người mà trong tiến trình thực hiện hoạt động đó nguồn lực đầu vào được cải biến thành hình thức và chất lượng đầu ra đã định trước, phù hợp với các mục tiêu đã được xác định của hoạt động (theo Các nguồn lực thông tin của sự phát triển Liên bang Nga: những vấn đê pháp luật, Mátxcơva, 2003, tr.26 (bản tiếng Nga).
4. Bàn luận về kỹ thuật pháp lý
Kỹ thuật pháp lý do có các nguồn lực to lớn, đa dạng, do vậy, cho phép sử dụng được các ưu điểm của hình thức pháp lý, diễn đạt một cách tinh tế, sâu sắc nhất ý chí của các chủ thể pháp luật tương ứng, tiết kiệm được các công cụ pháp lý và năng lượng của con người.
Nói cách khác, kỹ thuật pháp lý cho phép tiến hành một cách có hiệu quả công tác pháp lý, bởi vì, các kỹ năng đã được tích lũy trong tiến trình phát triêh của xã hội loài người cần phải phục vụ cho các lợi ích chứ không cần phải được sáng chế và được tiếp thu một lần nữa, tạo ra các điều kiện để tiết kiệm năng lượng của con người trong lĩnh vực pháp lý.
Kỹ thuật pháp lý được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ sau đây: (i) nâng cao chất lượng của các văn bản pháp luật; (ii) xây dựng được các điều kiện để hệ thống hóa và cân bằng các văn bản pháp luật. Ở một mức độ nhất định, kỹ thuật pháp lý có “nghĩa vụ” tiêu chuẩn hóa các văn bản pháp luật, làm cho chúng phù họp với các đòi hỏi cao trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp đến, vai trò của kỹ thuật pháp lý còn thể hiện ở chỗ, kỹ thuật pháp lý, với tư cách là phương tiện quan trọng nhất, là khách thể cơ bản của chính sách pháp luật, có các văn bản pháp luật, và đến lượt mình, các văn bản pháp luật cũng là phương tiện quan trọng nhất của chính sách pháp luật.
Từ đây cho thấy, chính sách pháp luật và kỹ thuật pháp lý về cơ bản là những hiện tượng có mối liên hệ lẫn nhau, những hiện tượng có nhiều cái chung. Chẳng hạn, thứ nhất, cả chính sách pháp luật lẫn kỹ thuật pháp lý đều là các hiện tượng mang tính hệ thống đặc biệt, thứ hai, cả chính sách pháp luật lẫn kỹ thuật pháp lý đều có cách tiếp cận khoa học của mình, thứ ba, cả chính sách pháp luật lẫn kỹ thuật pháp lý đều hướng đến việc hoàn thiện pháp luật, đến việc nâng cao chất lượng của các văn bản pháp luật, và suy cho cùng, đến việc thiết lập trật tự pháp luật và củng cố pháp chế, bảo đảm đầy đủ hơn các quyền và tự do của cá nhân, sự phát triển của xã hội và nhà nước.
Ngoài ra, chính sách pháp luật và kỹ thuật pháp lý đều có sự tương tác chặt chẽ lẫn nhau.
Về mặt thực tế, một mặt, kỹ thuật pháp lý là phương tiện quan trọng nhất của chính sách pháp luật, phương tiện mà với sự trợ giúp của nó các phương tiện khác của chính sách pháp luật – các văn bản pháp luật đa dạng được hoàn thiện (các phương tiện pháp lý khác biệt một cách đặc biệt với các nguồn lực của kỹ thuật pháp lý). Bằng cách đó, kỹ thuật pháp lý có khả năng ảnh hưởng đến các kết quả của chính sách pháp luật, thể hiện vói tư cách là “người trung gian đặc thù” giữa các mục tiêu và kết quả của chính sách pháp luật.
Mặt khác, chính sách pháp luật cũng có thế ảnh hưởng đến kỹ thuật pháp lý, có khả năng điều chỉnh, tổ chức, tối ưu hóa nó. Chính sách pháp luật tạo ra tâm trạng sử dụng nhất quán và đứng đắn nhất kỹ thuật pháp lý, quyết định thuật giải nào đó của việc áp dụng nó.
Do đó, cần ứng xử với kỹ thuật pháp lý như với công cụ quan trọng nhất của việc hoàn thiện toàn bộ pháp luật. Chính với sự trợ giúp đa dạng của kỹ thuật pháp lý mà có thể phản ánh trong sự phát triển của pháp luật các sắc thái, các phương diện, các giói hạn này hoặc các sắc thái, các phương diện, các giới hạn khác của điều chỉnh pháp luật, thể hiện nghệ thuật của chính sách pháp luật nhằm mục đích làm cho pháp luật tương thích lớn nhất với các lý tưởng mà nghệ thuật đó hướng đến.
Nếu như chính sách (chiến lược) pháp luật có nhiệm vụ hình thành nên các mục tiêu cuối cùng của điều chỉnh pháp luật và các phương thức chung để đạt được các mục tiêu đó, thì kỹ thuật pháp lý có nhiệm vụ thực hiện việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện pháp lý để đạt được chúng. Nhưng để hoàn thiện nội dung của các văn bản pháp luật và pháp luật nói chung, chính sách pháp luật và kỹ thuật pháp lý phải “đáp ứng” đồng thời, nhưng ở các trình độ khác nhau: chính sách pháp luật giải quyết những vấn đề mang tính nguyên tắc ở trình độ vĩ mô, còn kỹ thuật pháp lý lựa chọn các phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể ở trình độ vi mô.
Kỹ thuật pháp lý được thể hiện trong chính sách làm luật và xây dựng luật với tư cách là các đòi hỏi phải có và là cái cần thiết. Các văn bản quy phạm pháp luật dài hạn mang tính chiến lược – các đạo luật cần phải được xây dựng trong phạm vi của chính sách làm luật và xây dựng luật. Từ đây cho thấy, kỹ thuật làm luật – một loại kỹ thuật pháp lý được hình thành, soạn thảo, được thể hiện bằng thuật ngữ mang tính truyền thống chung: “kỹ thuật làm luật”. Các loại kỹ thuật pháp lý khác ít được phát triển hơn và không có sự thê hiện bằng thuật ngữ rõ ràng hơn so với thuật ngữ kỹ thuật làm luật.
Kỹ thuật pháp lý đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách pháp luật và xây dựng pháp luật, do vậy, nếu như coi thường các nguồn lực của nó có thể làm cho xã hội phải trả giá rất đắt. Bởi vậy, để sử dụng có hiệu quả và có cơ sở khoa học hơn loại kỹ thuật pháp lý này, thiết nghĩ rằng, cần thành lập một cơ cấu tổ chức trong Quốc hội về các vầh đề của chính sách pháp luật.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật cho thấy rằng, ở một số nước những vấn đề về chính sách pháp luật giành được sự quan tâm rất lớn. Chẳng hạn, ở Ucraina đã thành lập ủy ban về những vấn đề của chính sách pháp luật, ủy ban đó gồm năm tiểu ban, có các nhiệm vụ soạn thảo các dự án luật, điều phối, tổng kết thực tiễn công tác của Tòa án Hiến pháp Ucraina và các nhiệm vụ khác. Ở Cadắcxtan cũng có ủy ban tương tự.
Vì vậy, trong thời gian tới trong cơ cấu của Quốc hội nước ta nên thành lập ủy ban về các vấn đề của chính sách pháp luật.
Đồng thời, cũng không được lý tưởng hóa kỹ thuật pháp lý với tư cách là phương tiện bao giờ cũng được sử dụng để soạn thảo “đúng đắn” và áp dụng “đúng đắn” các quy phạm pháp luật. Trong hiện thực, kỹ thuật pháp lý không chỉ phản ánh kinh nghiệm pháp luật tích cực mà còn đôi khi phản ánh cả kinh nghiệm pháp luật tiêu cực – cuộc đấu tranh vì lợi ích, cũng như trình độ chuyên nghiệp và đạo đức của các nhà luật học cụ thể. Điều có ý nghĩa quan trọng là cần khẳng định rằng, kỹ thuật pháp lý với tư cách là phương diện đã được hình thức hóa của hiện thực pháp luật bao giờ cũng là trung lập đối với đạo đức. Từ đây cho thấy, có thê’ sử dụng kỹ thuật pháp lý cả từ quan điểm của tính đạo đức, lẫn từ quan điểm của tính vô đạo đức. Chẳng hạn, có thể lấy thói hạch sách pháp lý làm ví dụ.
Những thách thức của thời đại đòi hỏi phải có các cách tiếp cận mới đến việc sử dụng các nguồn lực của kỹ thuật pháp lý.
Ví dụ như đối với các quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, việc tiếp tục phân hóa và thống nhất hóa các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, mối tưong quan của các thuộc tính động và các thuộc tính tĩnh của các văn bản pháp luật, v.v. được thể hiện rõ ở việc áp dụng kỹ thuật pháp lý.
Các đặc điểm của các quy tắc của kỹ thuật pháp lý ở mức độ các chủ thể trung ưong được biểu hiện ở các yếu tố của nó gắn liền với đặc trưng của xây dựng pháp luật ở địa phương.
Ở cấp địa phương, trong một số trường hợp nảy sinh những vân đề về kỹ thuật pháp lý mà ở cấp trung ương không có (hoặc chúng có tính chất khác).
Ví dụ: những người xây dựng pháp luật ở cấp địa phương cần phải giải quyết vấn đề: trong những trường hợp như thế nào và ở khối lượng như thế nào có thể, họp lý hoặc cần thiết phải tiếp nhận lại các quy định của các đạo luật và của các văn bản quy phạm pháp luật khác của trung ương để thể hiện trong các văn bản pháp luật do địa phương ban hành. Điều đó có ý nghĩa quan trọng, bởi vì, trong giai đoạn hiện nay thực tiễn trùng lặp các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp trung ương trong các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương đã vượt ra khỏi các giới hạn hợp lý và đã trở thành “tai họa”. Đặc trưng của kỹ thuật pháp lý ở cấp địa phương thể hiện ở chỗ các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp địa phương phần lớn cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trung ương,…
5. Kết thúc vấn đề
Trình độ của kỹ thuật pháp lý thể hiện với tư cách là chỉ số đặc thù không chỉ của chất lượng văn hóa pháp luật của xã hội, mà còn của trình độ phát triển của chính sách pháp luật. Và ngược lại, mức độ chín muồi và hiệu quả của chính sách pháp luật bảo đảm cho sự tiến bộ tương ứng của các nguồn lực của kỹ thuật pháp lý.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).