1. Mở đầu vấn đề

Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là Các quyền sở hữu bao gồm quyền sở hữu tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài liên quan tới: các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; việc trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình; các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các thương hiệu và chỉ dẫn thương mại, bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học, văn học, nghệ thuật.

 

 

2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu hợp pháp cuả cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng mang tính công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích,…) hoặc những dấu hiệu phân biệt công nghiệp thương mại (nhãn hiệu, tên thương mại,…) do trí tuệ con người sáng tạ ra và được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối vơi giống cây trồng mới do mình chọn, tạo hoặc phát hiện và và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồng có đầy đủ các điểm của một quan hệ dân sự

Cũng như các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế các quan hệ của quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế luôn chưa đựng yếu tố nước ngoài.

Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế luôn gắn liền với các phương thức, các biện pháp hợp pháp để bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp có thể chia thành hai phạm trù, những ký hiệu đặc biệt và hoạt động phát minh.

 

3. Những ký hiệu đặc biệt

Thương hiệu là một ký hiệu nhằm để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa của doanh nghiệp khác. Ký hiệu có thể gồm một hay nhiều từ, chữ, con số, hình vẽ hay ảnh, màu sắc hoặc kết hợp các màu sắc nổi bật.Thương hiệu có thê là ba chiều và là bộ phận không tách rời của hàng hoá, nghĩa là bao gồm hình dạng bao bì hoặc vật chứa sản phẩm. Một ví dụ của thương hiệu là chai thuỷ tinh Côca Côla.

Người sở hữu thương hiệu thường phải đăng ký tại một cơ quan đăng kỹ chính thức để được bảo hộ thương hiệu. Tuy nhiên tại một số quốc gia, chẳng hạn như các nước Bắc Âu, việc sử dụng thương hiệu cũng tạo thành cơ sở cho việc bảo hộ. Nhưng gánh nặng về bằng chứng thường dễ dàng cho chủ sở hữu về quyền thương hiệu đã đăng ký. Một khi đã đăng ký, thương hiệu mang lại cho chủ sở hữu sự độc quyền sử dụng thương hiệu trong quá trình thương mại thuộc một thời kỳ qui định đoi vói những hàng hoá và dịch vụ tương tự. Chủ sở hữu cũng có thể cấm người khác sử dụng các thương hiệu tương tự gây nhầm lẫn. Thời gian bảo hộ thường không có giới hạn, miễn là việc đăng ký định kỳ được lặp lại và việc sử dụng thương hiệu vẫn tiếp tục.

Giá trị của một thương hiệu nổi tiếng có khi rất cao nên các công ty có nhũng thương hiệu như vậy thường phải bỏ ra nhiều tiền và nỗ lục để bảo vệ. Theo Tổ chúc sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) có hơn tấm triệu thương hiệu đăng ký có hiệu lục trong năm 1995, không kể nhũng đăng ký quốc tế theo Hiệp định Mađrít có số lượng khoảng 300.000, tương đương vói khoảng ba triệu đăng ký quốc gia.

Ký hiệu tập thể là một thương hiệu do một nhóm doanh nghiệp hay hiệp hội sử hữu dùng trên hàng hoá để nêu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

Ví dụ ký hiệu được sử dụng bởi các nhà sản xuất thực phẩm để chỉ định một chế phẩm thực phẩm được chế tạo theo những kỹ thuật sản xuất hữu cơ.

Những chỉ định về địa lý bao gồm các tên gọi về xuất xứ, là những ký hiệu bảo hộ việc sử dụng một tên của một vùng hay một quốc gia có liên quan đến một sản phẩm riêng biệt. Việc sử dụng các ký hiệu như vậy nhằm chỉ định một chất lượng đặc biệt hay sự nổi tiếng liên quan đến vùng đó.

Trong số những ví dụ nổi tiếng về các tên được bảo hộ đó là Champagne. Chỉ có những nhà sản xuất rượu vang lóng lánh ở vùng Champagne của Pháp mới được phép gọi là vang Champagne.

 

4. Hoạt động phát minh

Một phát minh là một ý tưởng mới cho phép đưa ra một giải pháp mới đối với một vấn đề kỹ thuật. Phát minh phải có tính chất và tác động kỹ thuật và phải có sản sinh. Chỉ có những phát minh có được ứng dụng vào công nghiệp, còn mới và bao gồm một phât minh (không hiển hiện trông thấy) mới có thể được bảo hộ bỏi một bằng sáng chế. Bằng sáng chế là một tài liệu do cơ quan chính phủ cấp. Bằng đó mô tả phát minh và tạo quyền pháp lý cho phép chủ sở hữu độc quyền khai thác (sản xuất, sử dụng, bán, xuất khẩu) phát minh đã có bằng đó. Người có bằng cũng có thể cho phép người khác khai thác như vậy. Thời hạn bảo hộ thông thường là 20 năm kể từ ngày ứng dụng. WIPO dự kiến rằng cuối năm 1995 có khoảng 3,7 triệu bằng sáng chế có hiệu lực.

Bảo hộ hình mẫu công ích được một số quốc gia sử dụng đi đôi với bằng sáng chế. Nó cho phép bảo hộ trong một thời hạn ngắn hơn

Đối với những phát minh có mức độ phât minh thấp hơn , do đó không đâp ứng yêu cầu bảo hộ cấp bằng sáng chế. Việc đăng ký và quá trình giảm sát thường đơn giản hơn so với trường họp bảo hộ bằng sáng chế.

Thiết kế công nghiệp là khía cạnh trang trí của một mặt hàng có ích, một sự sáng tạo thẩm mỹ xác định dáng vẻ bề ngoài của một sản phẩm công nghiệp. Khía cạnh trang trí này được tạo nên bằng những yếu tó không gian hai chiều (chẳng hạn bằng đường nét, thiết kế, màu sắc) hoặc ba chiều (chẳng hạn hình thể của một hàng hoá) nhưng không được thể hiện duy nhất hay chủ yếu bằng những nghiên cứu kỹ thuật hay chức năng. Đe được bảo hộ, thiết kế thường phải được đăng ký, tuy ở một số nước những thiết kế mới không đăng ký vẫn được bảo hộ. Để được bảo hộ, thiết kế phải là nguyên gốc hoặc mới nguyên.

Bảo hộ thiết kế công nghiệp cho phép chủ sở hữu độc quyền chế tạo, bán hay nhập khẩu những hàng hoá mang hoặc bao gồm thiết kế là phiên bản, hoặc chủ yếu là phiên bản của thiết kế đã được bảo hộ trong qúa trình thương mại. Thời hạn bảo hộ thông thường từ 10 đến 15 năm. Đôi khi, thiết kế công nghiệp cũng còn được bảo hộ bản quyền như tắc phẩm nghệ thuật. Đó không phải là trường hợp đa số của các thiết kế công nghiệp, do vậy một dạng bảo hộ đặc biệt là cần thiết. WIPO dự tính khoảng 3,5 triệu đăng ký thiết kế công nghiệp có hiệu lực vào cuối năm 1995.

  

5. Bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu công nghiệp 

Các phương thức bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ bằng các điều ước quốc tế đa phương.

Theo Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Mục đích chủ yếu của công ước Paris năm 1883 nhằm xây dựng cá điều kiện thuận lợi trong việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu, đối tượng sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của các quốc gia thành viên cong ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các quốc gia thành viên.

– Nội dung chính của công ước Paris năm 1883 có bốn vấn đề chính như sau:

Quy định nguyên tắc đối xử quốc gia trong việc bảo hộ uqyền sở hữu cong nghiệp tạ các quốc gia thành viên.

Quy định về quyền ưu tiên.

Quy định một số nguyên tắc chung đối với hệ thống sở hữu công nghiệp mà các quốc gia phải tuân thủ.

Quy định khuôn khổ hành chính để thực thi Công ước.

Nội dung cơ bản của Công ước Paris năm 1883 được thể hiện:

– Các đối tượng được bảo hộ là các đối tượng quyền sở hữu côn nghiệp được tiếp cận theo hai nghĩa.

+ Nghĩa rộng không chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khia thác các sản phẩm chế biến, các sản phẩm tự nhiên.

+ Nghĩa hẹp thì các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp chỉ gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Nguyên tắc bảo hộ: nguyên tắc đối xử quốc gia (quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Công ước Paris năm 1883), áp dụng cho các chủ thể sau: là công dân của các quốc gia trên, không phải công dân cư trú tại quốc gia thành viên, có cơ sở công nghiệp hay thương mại có hiệu quả và có thực tại các quốc gia thành viên.

Điều 2. Đối xử quốc gia đối với công dân các nước thành viên của Liên minh

Trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công dân của bất kỳ nước thành viên nào cũng đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định mà; hoàn toàn không ảnh hưởng đến các quyền được quy định riêng trong Công ước này. Do đó, họ được hưởng sự bảo hộ và công cụ bảo vệ pháp luật chống mọi hành vi xâm phạm quyền của mình như những công dân của nước thành viên khác, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân nước đó.

Tuy nhiên, không thể đặt ra cho công dân của các nước thành viên của Liên minh bất cứ điều kiện nào về việc cư trú hoặc việc đặt trụ sở tại nước được yêu cầu bảo hộ để được hưởng bất kỳ quyền sở hữu công nghiệp nào.

Các quy định liên quan đến các đòi hỏi về thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định người đại diện nếu có trong luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước thành viên được bảo lưu tuyệt đối.

Điều 3. Được đối xử tương đương công dân các nước thành viên của Liên minh

Công dân của các nước không phải thành viên Liên minh nhưng định cư hoặc có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của một trong những nước thành viên của Liên minh sẽ được đối xử theo cùng một chế độ như công dân của các nước thành viên của Liên minh.

Ngoài lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia (khoản 3 Điều 2 của Công ước Paris năm 1883) trường hợp luật quốc gia liên quan tới tới hệ thống tư pháp và các yêu cầu đại diện thì được bảo hộ tuyệt đối.

Các quy định liên quan đến các đòi hỏi về thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định người đại diện nếu có trong luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước thành viên được bảo lưu tuyệt đối

Điều kiện để được bảo hộ theo quy định cuả Công ước Paris năm 1883 là công dân của một quốc gia thành viên muốn được bảo hộ tại một quốc gia thành viên khác thì phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ.

 

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).