1. Sự thể hiện thực thể của thể chế phức hợp (Ban thư ký)
Trong chính những hiệp định thương mại song phương cơ bản, những nhiệm vụ quản lý được liên kết với hoạt động của uỷ ban Hỗn hợp ở mức tối thiểu (tổ chức các cuộc họp, dự thảo chương trình, dự thảo biên bản tóm tắt,v.v…), những việc này có thể uỷ thác cho bên đang đảm nhiệm vai trò chủ tịch.
Bằng chứng của mức độ hội nhập sâu hơn và một cơ cấu phức tạp hơn là sự tồn tại của Ban Thư ký thường trực, phục vụ cho các bên ký kết và cơ cấu thể chế ở mức độ kỹ thuật và bao gồm các công chức quốc tế hoặc các công chức quốc gia giúp việc cho Ban thư ký trong một thời hạn nhất định. Điều tương tự cũng đúng với những cơ cấu hỗ trợ của các bộ phận siêu quốc gia như ESA bao gồm những công chức quốc tế độc lập và có trình độ chuyên môn cao, có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện bản Hiệp định EEA phức tạp, đề xuất và thực hiện những biện pháp trả đũa nếu như những điều khoản trong Hiệp định không được tuân thủ.
Ngay từ những ngày đầu tồn tại, EFTA đã có một Ban thư ký mà thành phần, cơ cấu và nhiệm vụ hiện nay phản ánh những chức năng của khuôn khổ thể chế trèm với trụ sở chính tại Geneva, đội ngũ nhân sự được chia ra, tại thành phố này (một phần ba) và tại Bruxell (hai phần ba). Trong khi năng lực chuyên môn thành thạo của các thành viên riêng biệt được sử dụng phục vụ nhiệm vụ của cả tổ chức, thì số nhân sự tại Geneva tập trung trước hết vào quan hệ với những nước thứ ba, còn chi nhánh ở Bruxell thì tập trung vào những nghĩa vụ của cấc thành viên EFTA theo hiệp định EEA. Chức năng của Ban Thư ký là hỗ trợ các Nhà nước Thành viên và đặc biệt là nước chủ tịch trong việc chuẩn bị, thực hiện và theo dõi các nhiệm vụ của mình theo Công ước EFTA, các FTA và EEA.
2. Giới thiệu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) – Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Về thành viên trong WTO
Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
Về cơ cấu tổ chức WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
– Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
– Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
– Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
– Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
Về quá trình thông qua quyết định trong WTO
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
– Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
– Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
– Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
3. Cơ cấu thể chế cho tổ chức toàn cầu (WTO)
Hoàn toàn rõ rệt là, một tổ chức kiểu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với số thành viên trên 130 quốc gia, khoảng 30 quốc gia có đơn tha thiết xin gia nhập, một sự điều chỉnh đáng kể đối với nhiều vấn đề trong đó có thương mại hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ, được trang bị một cơ chế đầy tham vọng giải quyết tranh chấp sẽ cần thiết có một sự sắp xếp thể chế phức tạp hơn so vời những hiệp định được mô tả bên trên. Tất nhiên, trường hợp này là thế, và thể chế này với trụ sở chính tại Geneva, với số lượng các uỷ ban và quy mô của Ban Thư ký đã làm cho ngay các FTA lờn cũng trở thành nhỏ bé khi so sánh.
Tuy nhiên, cấu trúc như vậy tương đối đơn giản, và bao gồm từ Hội nghị cấp Bộ, nơi các lãnh đạo cao nhất gặp nhau 2 năm 1 lần, tới cơ quan đại diện thường.
WT0 ở đây được so sánh với các hiệp định thưcmg mại khác. Để đánh giá đúng cần nhấn mạnh rằng nếu so với các tổ chức quốc tế khác với thiên hướng có thể so sánh được, đặc biệt là cấc Thể chế Bretton Wood (IMF và World Bank) thì WTO can thiết phải chuyên môn hóa như là một tổ chức tương đối nhỏ trục hơn Đại Hội đồng, gồm các đại sứ tại một loạt các hội đồng và uỷ ban, những tổ chức này có nhiệm vụ xử lý những lĩnh vực mà Hiệp định WTO điều chỉnh hoặc được thành lập để xem xét những lĩnh vực mà tổ chúc này quan tâm. Toàn bộ những bộ phận và cơ quan này được sự hỗ trợ của Ban thư ký gồm khoảng 500 viên chức.
Tất cả thành viên WTO có quyền tham gia vào mọi hội đồng, uỷ ban v.v… trừ Toà Thượng thẩm, Ban Giải quyết Tranh chấp, Ban Giám sát Hàng dệt và các uỷ ban đa biên
Điều đáng chú ý đối với một tổ chức lớn như vậy – và là một yếu tố nổi bật so với Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế – là các bộ phận lãnh đạo WTO, và các hội đồng, các uỷ ban đều mở rộng đối với mọi thành viên của các hiệp định tương ứng và đại bộ phận câc quyết định đều được đưa ra theo nguyên tắc đồng thuận. Thêm vào đó, việc bắt buộc thực hiện các quyết định là việc của các thành viên chứ không phải của tổ chúc.
Bởi thế WTO thực sự do các chính phủ thành viên vận hành. Ban thư ký không có bất kỳ một thẩm quyền nào siêu quốc gia, mà dựa vào các kinh nghiệm của mình, tài phối hợp của mình để điều hành mọi vấn đề và tạo nên những thoả hiệp giữa các thành viên lớn.
Tuy nhiên, rõ ràng là một tổ chức rộng lớn dựa trên sự đồng thuận thì phải trông cậy chủ yếu vào những tiếp xúc bên ngoài, không chính thúc và những cuộc họp để chuẩn bị các đề xuất, củng có sự liên hiệp, tránh những tranh cãi công khai, và chuẩn bị các quyết định. Một bộ phận không chính thức kiểu đó là các Trưởng Phái đoàn (HOD), nơi đại diện tất cả mọi thành viên, còn cấc nhóm khác tồn tại với cơ cấu nhỏ hơn. Một hệ thống như vậy có những hạn chế, mới đây đã bộc lộ ra khi bầu được Tổng Giám đốc mới sau khi người tiền nhiệm đã rời vị trí nhiều tháng trước đó mà phải mất nhiều tháng ròng thoả hiệp, lúc đó mới thấy rõ ích lợi của tổ chức.
4. Bàn luận về thể chế và văn hóa
5. Mô hình thể chế phù hợp với Việt Nam
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).