>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

+ Một là, quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán của công ty chỉ đặt ra khi một CTCP kinh doanh có lợi nhuận và phát hành thêm cổ phần mới để gọi thêm vốn cổ phần, khi đó, cổ đông của công ty sẽ được ưu tiên mua số cổ phần công ty mới chào bán này.

+ Hai là, chỉ có những cổ đông hiện hữu tại thời điểm công ty cổ phần (CTCP) gọi thêm vốn cổ phần mới được hưởng quyền này.

+ Ba là, quyền ưu tiên mua cổ phần mới được đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, họ là những người đã gắn bó vơi công ty, và khi công ty kinh doanh có hiệu quả họ cũng phải là những người đầu tiên được hưởng lợi từ kết quả hoạt động kinh doanh này. Sự ưu tiên này thể hiện ở hai khía cạnh sau đây:

Ưu tiên về giá: Theo quy định tại Điều 87.1 Luật doanh nghiệp 2005, giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán… ngoại trừ một số trường hợp, trong đó có trường hợp cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty.

Như vậy, giá chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu có thể thấp hơn giá thị trường (dành cho mọi đối tượng khác trong xã hội). Nghĩa là để sở hữu một lượng cổ phần như nhau thì các cổ đông hiện hữu sẽ bỏ ra một số tiền nhỏ hơn so với những người khác phải mua theo giá thị trường, vì giá mua cổ phần chào bán của các cổ đông hiện hữu thấp hơn giá mua cổ phần (giá thị trường) của các chủ thể khác. Sự ưu tiên về giá mua cổ phần mới chào bán của cổ đông hiện hữu chính là ở điều này.

Ưu tiên về thứ tự mua cổ phần: theo đó số cổ phần mới chào bán sẽ phải bán cho những cổ đông hiện hữu trước, nghia là họ được ưu tiên mua trước, sau đó phần còn lại công ty mới có thể chào bán rộng rãi cho các nhà đầu tư khác.

Ở đây chúng ta thấy, nếu xét dưới góc độ quản lý công ty, quyền ưu tiên trên của các cổ đông hiện hữu góp phần bảo đảm cho công ty không bị xáo trộn trong việc quản lý khi gọi thêm vốn cổ phần mới, bởi vì nếu không ưu tiên việc mua cổ phần mới cho các cổ đông hiện hữu có thể dẫn đến việc một số cổ đông ban đầu mất quyền kiểm soát công ty bởi các cổ đông mới có thể mua với số lượng lớn cổ phần mới phát hành và có thể giành quyền chi phối công ty, làm thay đổi trong bộ máy quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty và cũng không loại trừ trường hợp đối thủ cạnh tranh của công ty nhảy vào thôn tính công ty.

Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 không quy định khi cổ đông hiện hữu không có khả năng tài chính để mua thêm cổ phần mới chào bán của công ty, nghĩa là không có khả năng thực hiện quyền ưu tiên này (và còn vì các cổ đông không được nợ cổ phần) thì quyền ưu tiên đó có mất đi không?. Câu trả lời ở đây là dù Luật doanh nghiệp 2005 không quy đinh, nhưng có thể hiểu việc được hưởng quyền và việc thực hiện quyền đó trên thực tế là hai vấn đề khác nhau, một khi cổ đông hiện hữu không có khả năng thực hiện quyền của mình thì quyền ưu tiên đó sẽ mất đi và khi đó công ty có thể bán cổ phần mới đó cho người khác (một phần vì mục đích của việc phát hành cổ phần mới là để tăng vốn điều lệ, do đó cổ phần mới này cần phải được bán cho người khác khi các cổ đông hiện hữu không mua dù đã được ưu tiên mua trước.)
Vì vậy, quy định quyền ưu tiên này có vẻ như là để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong đó có cổ đông thiểu số, nhưng thực ra quy định này cũng chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu có khả năng tài chính, còn các cổ đông “yếu thế” trong công ty vì thế sẽ càng yếu thế hơn.

Trên thế giới, pháp luật của một số nước có quy định về việc chuyển nhượng quyền ưu tiên này, trong đó quyền tiên được thể hiện dưới hình thức một “giấy bảo đảm quyền mua cổ phần” mà CTCP cấp cho cổ đông. Trong giấy này có ghi rõ số lượng cổ phần được quyền ưu tiên mua. Nếu cổ đông không muốn hưởng quyền ưu tiên này thì họ sẽ bán giấy đó đi. Giấy bảo đảm này được mua bán trên thị trường chứng khoán như là một loại chứng khoán. . Quy định này chúng ta có thể tham khảo để cho quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán thực sự phát huy được tác dụng trên thực tế, bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của các cổ đông hiện hữu của CTCP.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group