Khách hàng: Em chào anh/chị ạ. Cho em hỏi vấn đề này với ạ. Giám đốc em đang làm việc ở 2 công ty ạ, ở công ty em là giám đốc (công ty cổ phần) còn ở công ty khác là nhân viên ạ. Hiện tại giám đốc em đang đóng bảo hiểm ở công ty em, nhưng giờ muốn chuyển sang công ty khác đóng ạ. Thì em phải làm thủ tục báo giảm cho giám đốc em thế nào ạ ? (trong báo giảm có yêu cầu cần: quyết định thôi việc” nhưng giám đốc em vẫn làm việc ở công ty em). Em có báo giảm bình thường qua mạng được không ạ ? Thủ tục như thế nào ạ ? Và nếu giám đốc không đóng ở công ty em nữa thì có hợp pháp không ạ ?

Em cảm ơn nhiều ạ.

Người gửi: Nguyễn Ngọc Quyên

Luật sư trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 

Quyết định 595/QĐ-BHXH

Nội dung tư vấn:

Khách hàng: Thưa Luật sư của LVN Group,  Giám đốc em đang làm việc ở 2 công ty ạ, ở công ty em là giám đốc (công ty cổ phần) còn ở công ty khác là nhân viên ạ. Hiện tại giám đốc em đang đóng bảo hiểm ở công ty em, nhưng giờ muốn chuyển sang công ty khác đóng ạ. Thì em phải làm thủ tục báo giảm cho giám đốc em thế nào ạ. ( trong báo giảm có yêu cầu cần :quyết định thôi việc” nhưng giám đốc em vẫn làm việc ở công ty em). Em có báo giảm bình thường qua mạng đc k ạ. Thủ tục như thế nào ? 

Theo như thông tin bạn nêu trên thì bạn cần xác định một số vấn đề sau để giải quyết vấn đề của mình:

1. Khái niệm bảo hiểm xã hội 

Theo khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Theo quy định pháp luật hiện hành, có 03 loại bảo hiểm xã hội chính: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ sung.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

 

2. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc tại nhiều công ty

Với mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

– Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Công ty cổ phần mà sếp của bạn đang làm giám đốc – nơi ký kết hợp đồng lao động đầu tiên sẽ là nơi phải đóng bảo hiểm xã hội cho sếp bạn xét về nguyên tắc của luật. Công ty kế tiếp chỉ được đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc của bạn khi hợp đồng lao động được ký kết đầu tiên chấm dứt hoặc có thay đổi thì sếp bạn mới được đóng ở công ty thứ hai.

=> Như vậy, công ty kế tiếp vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc của bạn mà không vi phạm pháp luật nếu bên bạn thay đổi nội dung hợp đồng (tạm ngừng công việc, nghỉ không lương, ….) còn nếu giám đốc của bạn vẫn làm việc tại công ty và hưởng đầy đủ lương và các chế độ khác của công ty thì công ty khác không thể thực hiện đóng bảo hiểm xã hội được mà công ty bạn sẽ đóng , cụ thể:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Luật BHXH 2014)
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”

 

3. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động

Theo Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động như sau:

– Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định “Quản lý đối tượng” như sau:

– Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động.

=> Như vậy nếu xét theo quy định trên thì công ty bạn vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc của bạn mà không phải là công ty kế tiếp. Nên công ty bạn sẽ không thể thực hiện thủ tục báo giám lao động được theo đúng quy định.

 

4. Bạn được phép đóng bảo hiểm hai nơi cùng lúc không?

Đối với trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm trở lên, căn cứ vào Điều 63 Quyết định 1111/QĐ-BHXH thì phải tiến hành gộp sổ bảo hiểm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, một người có từ 2 sổ  Bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.

Thứ hai, một người có từ 02 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 01 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3 Điều 48. Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có).

Trường hợp của bạn đã bị đóng bảo hiểm xã hội trùng, bạn sẽ được cơ quan BHXH hướng dẫn lựa chọn một sổ bảo hiểm để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH.

* Hồ sơ xin gộp sổ BHXH bao gồm:

+ Đơn đề nghị của người lao động theo mẫu D01-TS (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011);

+ Văn bản đề nghị của đơn vị theo mẫu D01b-TS (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011);

+ Sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh (bản sao có chứng thực);

+ Tờ khai cấp sổ BHXH có phụ lục công tác – môi công ty 01 bản

+ Hợp đồng lao động, Quyết định lương, Quyết định luân chuyển công tác, các loại giấy tờ khác (nếu có) (bản chính);

+ Các Sổ bảo hiểm xã hội.

* Thời gian giải quyết:

+ Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

5. Người lao động làm gì để chứng minh đã đóng bảo hiểm xã hội ở nơi khác?

– Theo quy định thì người lao động tại nơi giao kết đầu tiên cần xin giấy xác nhận đóng BHXH tại nơi đó. Đối với các nơi khác chỉ cần đưa giấy này để doanh nghiệp lưu là đủ điều kiện.

– Nười lao động phải làm giấy xác nhận tham gia bảo hiểm ở nơi khác cho công ty, để công ty làm hồ sơ gửi cho cơ quan bảo hiểm để xác nhận quá trình tham gia BHXH tại nơi đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội về báo giảm số lượng người lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group