1. Bảo hộ người tiêu thụ.

Ở đây không trình bày những quy định về giá cả trong đó chính phủ quyết định bằng mệnh lệnh giá bán cho người tiêu thụ một số lớn ngũ cốc hoặc sản phẩm. Những vấn đề này thường được sửa đổi cho phù hợp với thực tế, nên không thể trình bây đơn giản được. Do đó các doanh nhân là nhà công nghiệp, là người bán buôn hoặc nửa bán buôn hoặc là người bán lẻ cần tím hiểu ở những tổ chức nghiệp đoàn của mình mức lãi mà họ có quyền được hưởng.Ở đây chú ý trình bày những hình thức bán khác nhau, trong đó có một số bị tuyệt đối cấm, còn mật số khác thì được pháp luật quy định.

1. Bán theo “kiểu cục tuyết”.
Cách bán này là: hứa hẹn cho không người nhận mua một vật với điều kiện là người này tìm được một số người mua mà những người này cũng thực hiện được điều kiện đó, nên họ đành phải mua vật bán với giá cao.
Cách làm này bị luật ngày 15-11-1953 trừng trị; bị cáo bị phạt tù và phạt tiền.
2. Bán bằng cách gửi vật mà không hỏi trước.
Pháp lệnh ngày 9-2-1961 phạt tù và phạt tiền những người gửi một vật cho người khác mà không hỏi trước xem họ có muốn mua hay không nhưng lại kèm theo một thư là người này có thể nhận và trả tiền theo giá đã định, hoặc gửi trả lại vật đó. Người trả lại không phải chịu phí tổn về việc gửi trả lại. 
Người làm việc này chẳng những bị phạt về hình sự mà người nhận còn có quyền giữ lại không trả vật.
3. Bán tại nhà.
Việc bán tại nhà không bị cấm mà được pháp luật quy định nhằm ngăn chặn những việc ký hợp đồng vội vã, không nắm vững nhưng điều kiện bán do việc mời chào tại nhà.
Luật ngày 22-12-1972, được pháp lệnh số 73-784 ngày 9-8- 1973 bổ sung quy định cho người mua một thời hạn 7 ngày để suy nghĩ. Do đó, việc bán chỉ hoàn thành nếu trong thời hạn đó người mua không có ý kiến khác.
Việc bán tại nhà còn phải có hợp đồng ghi tên người chào hàng và người có hàng, địa chỉ của các người này, nơi ký hợp đồng, tên hàng hóa, giá cả và phương thức trả tiền.Trong 7 ngày đó, không được đòi tiền của người mua.Nếu vi phạm những quy định nói trên thì hợp đồng bị hủy; ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt về hình sự.
4. Bán có thưởng.
Luật ngày 29-12-1972 sửa đổi luật ngày 20-3-1951 đã cấm việc bán có thưởng của doanh nhân cho người thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cho phép. Được coi là “thưởng” mọi sản phẩm hoặc mọi dịch vụ không thuộc đối tượng bán hoặc dịch vụ bán, được giao tại nơi bán hoặc nơi cung cấp khác mà người nhận không phải trả tiền hoặc trả với những điều kiện có lợi. Pháp luật cũng cấm việc tặng sản phẩm cho những người tham gia những hình thức thi tuyển quá dễ dàng (xem pháp lệnh số 74-410 ngày 9-5-1974).
Tuy nhiên, những doanh nhân vẫn được phép tặng vói tính chất là thưởng những vật không có giá trị lớn làm đơn thuần cho việc quảng cáo.
Những việc làm bị cấm sẽ bị xử lý về hình sự 
5. Bán vì mục đích từ thiện.
Luật ngày 5-7-1972 đã quy định một nhãn hiệu riêng cho những sản phẩm bạn vì mục đích từ thiện, và những hành vi lừa đảo trong việc này bị phạt về hình sự.
Luật nói trên đã quy định một nhãn hiệu bắt buộc trên hàng hóa được bán, có ghi rõ tên hoạt động từ thiện đang được tiến hành.
6. Bán cho chịu
Điều 1 pháp lệnh ngày 20-5-1955 cho phép “Hội đồng quốc gia tín dụng” quy định thời gian và mức mà doanh nhân có thể cho những cá nhân nợ .
Những quyết định của Hội đồng quốc gia thường được sửa đổi luôn để phù hợp với tình hình kinh tế, chống lạm phát, tạo điều kiện hoặc hạn chế việc bán ở một khu vực nhất định. . . . .
Pháp lệnh nói trên buộc người bán chịu phải giao cho người mua một giấy ghi rõ giá bán lẻ, giá bán cho nợ, số tiền phải trả ngay, thời gian trả nợ đã thỏa thuận và phương thức thanh toán hợp đồng khi không trả nợ vào những thời hạn đã định.
Theo pháp lệnh thì việc bán trái với những quy định của pháp luật là vô hiệu, và người vi phạm bị phạt về hình sự.
Tuy nhiên, những quy định này chưa đầy đủ, đặc biệt là đối với trường hợp người bán không cho nợ nhưng một cơ quan tài chính độc lập lại cho nợ. Trong thực tế, những người mua (ô tô, đồ gỗ, dụng cụ gia đình) thường cam kết vượt quá khả năng của họ.
Mặt khác, người mua có thể không mua nhưng họ vẫn bị ràng buộc bởi hợp đồng vay  số tiền vay cũng chẳng có ích gì. Vì vậy, luật số 78-22 ngày 10-1-1978 về thông tin và bảo hộ người tiêu dùng đã quy định: hợp đồng vay chỉ trở thành chính thức sau 7 ngày. Không một cam kết nào của người mua đối với người bán được xem như có giá trị, nếu người mua chưa bày tỏ ý định nhận mua và người bán cũng chưa nói rõ các thể thức của việc bán cho nợ. Hợp đồng vay nợ đương nhiên bị hủy khi hợp đồng mua chịu cũng bị hủy
7. Bán trực tiếp cho người tiêu thụ.
Đó là việc các cơ sở sản xuất bán lẻ sản phẩm của mình. .
Theo pháp lệnh số 74-429 ngày 15-5-1974 thì việc bán trực tiếp phải được thị trường nơi bán cho phép. Chỉ được phép bán trong trường hợp đặc biệt nhằm tiêu thụ nhanh chóng hạng tồn kho. Thời hạn bán không được quá một tháng.
8. Công bố giá hàng.
Về công bố giá hàng, những quy định nhằm bảo vệ người mua chống lại những việc rao giá hàng giả tạo hoặc giảm giá hàng giả tạo 
9. Hợp dồng giữa những người chuyên kinh doanh với những người không chuyên kinh doanh.
Theo pháp lệnh số 78-464 ngày 24-3-1978 thì: .
a) Trong những hợp đồng giữa một bên là người chuyên kinh doanh và một bên là người không chuyên kinh doanh hay là người tiêu thụ không được có những khoản lạm dụng sức mạnh về kinh tế mà hủy bỏ hoặc giảm bớt quyền của người không chuyên kinh doanh hay của người tiêu thụ trong trường hợp người chuyên kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ 
b) Trong những hợp đồng giữa người chuyên kinh doanh với người không chuyên kinh doạnh hay người tiều thụ, cấm những điều khoản nhằm giành cho người chuyên kinh doanh quyền đơn phương thay đổi những đặc trưng của tài sản phải giao hoặc của dịch vụ.
Tuy nhiên, cũng có thể ghi là người chuyên kinh doanh có thể tiên hành những cải tiến do áp dụng kỹ thuật mở với điêu kiện là không tărig giá, không giảm phẩm chất của hàng, và người không chuyên kinh doanh hoặc người tiêu thụ vẫn có thể yêu cầu giao đúng tài sản hoặc thực hiện đúng dịch vụ đã được ký kết.
c) Ngoài việc bảo đảm giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ, người chuyên kinh doanh còn phải ghi rõ trong mọi trường hợp họ còn có nghĩa vụ bảo đảm cho người mua về những khuyết tật ẩn dấu trong vật bán hoặc trohg địch vụ đã thực hiện.
Người chuyên kinh doanh nào đưa vào hợp đồng những  điều khoản trái với những quy định nói trên sẽ bị phạt tiền từ 1200 đến 3.000 phrăng.
10. Trừng trị những việc làm gian dối và giả mạo.
Với mục đích bảo hộ tốt hơn ngưòi tiêu thụ, luật số 78-23 ngày 10-1-1978 đã sửa đổi nhiều quy định của luật ngày 1-8-1905 về những việc làm gian dối và giả mạo, đặc biệt là đã mở rộng phạm vi áp dụng của luật này.
Quy định của điều 1 mới:
“Bất cứ người nào, dù có hợp đồng hay không, lừa dối hoặc định lừa dối bằng bất cứ phương tiện hoặc biện pháp nào, dù qua trung gian của người thứ ba:
– Về bản chất, loại, xuất xứ, phẩm chất cơ bản,thành phần hoặc các chất hữu ích của mọi hàng hóa;
– Về số lượng hàng được giao hoặc về tên hàng, bằng cách giao hàng khác với hàng là đối tượng của hợp đồng;
– Về khả năng sử dụng, những rủi ro trong khi sử dụng; những côrig việc kiểm tra đã làm, cách dùng và những điều cần tránh;
Sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tủ và phạt tiền từ 1.000 đến 250.000 phrăng, hoặc chỉ bị phạt bằng một trong hai hình thức phạt đó”.

2. Chống lạm dụng cạnh tranh.

Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

– Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2004:

2.1. Bán không có hóa đơn.

Khi bán mà không có hóa đơn thì không có sự bình đẳng giữa những người cạnh tranh vì người bán có thể bán với giá hạ để trốn thuế.

Doanh nhân bị coi như phạm pháp khi họ không giao hóa đơn cho khách hàng hoặc họ không xuất trình được bản lưu hóa đơn với các cơ quan thuế (xem luật ngày 9-7-1965).
Bắt buộc phải có hóa đơn đối với mọi việc mua sản phẩm, ngũ cốc hoặc mua hàng để bán lạì, mụa hầng chưạ hoặc đã chế biến, và mọi dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu về hoạt động của một doanh nhân hoặc một ngành công nghiệp.
Trong hóa đơn cần ghi rõ tên công ty, địa chỉ hgưòi mua,địa chỉ người bán, và tên, giá của sản phẩm, ngũ cốc hoặc hàng hóa.
Bán mà không có hóa đơn thì việc bán không bị coi là vô hiệu nhưng người bán sẽ bị phạt về hình sự (phạt tủ và phạt tiền).

2.2. Bán lủi (vante à lasauvette).

Đó là việc đưa ra bán hoặc bày ra để bán ở những nơi cộng cộng mà không được phép hoặc không có khai báo về hàng hóa.

Pháp lệnh ngày 29-2-1960 đã quy định phạt tiền đối với những hành vi đó nhằm bảo hộ những doanh nhân đã nộp thuế môn bài và chịu thuế lợi tức..

Nếu tái phạm thì bị phạt tù.

2.3. Bán lỗ.

Theo điều 1 của luật ngày 2-7-1963 thì “cấm bán lại mọi sản phẩm trong những điều kiện bình thường dựới giá mua thực tế cộng với tiền thuế doanh thu; thông giá mua thực tế, phải trừ đi mọi khoản giảm giá mà người bán đã đồng ý khi làm hóa đơn”. 

Tuy nhiên, được phép bán lỗ khi khách hàng không còn muốn mua một số sản phẩm nào đó. Ví dụ: không muốn mua do thời trang thay đổi.
Đó là những trường hợp doanh nhân được phép “bán hạ giá” để tiêu thụ nhanh toàn bộ hoặc một phần kho hàng của mình (xem pháp lệnh ngày 26-11-1952).
Cũng có thể bán lỗ trong trường hợp đình chỉ kinh doanh hoặc thay đổi cơ cấu kinh doanh. Việc đó gọi là “thanh lý hàng hóa”.
Những trường hợp bán nói trên phải được phép của thị trường hoặc cảnh sát trưởng. Đương sự phải trình bày lý do khi xin phép.
Nếu không xin phép thì bị phạt tiền và bị tịch thu hàng hóa;
 

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!