1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thởa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
2. Khái niệm về bảo lãnh
Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
3.1. Đối tượng của bảo lãnh
Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
Người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lí.
3.2. Phạm vi bảo lãnh
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Khái niệm về bảo lãnh chính phủ
Bảo lãnh chính phủ là cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
4.1. Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ
– Doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo qui định của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công.
– Ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.
4.2. Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
Căn cứ Theo Luật Quản lí nợ công năm 2017 quy định về Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
– Đối với doanh nghiệp:
+ Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
+ Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
+ Bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất so với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ;
+ Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
+ Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo qui định của pháp luật về đầu tư và qui định khác của pháp luật có liên quan;
+ Có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Có tỉ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án.
– Đối với ngân hàng chính sách:
+ Được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành;
+ Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
+ Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện, chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo qui định của Chính phủ.
– Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trên thị trường vốn trong nước, ngoài các điều kiện qui định, doanh nghiệp phải có hồ sơ phát hành trái phiếu theo qui định của pháp luật về chứng khoán và qui định khác của pháp luật có liên quan.
5. Quy định về Bảo lãnh chính phủ
Bảo lãnh chính phủ là cam kết của Chính phủ bằng văn bản bảo lãnh vối bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
Bộ Tài chính thực hiện cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đôì tượng được cấp bảo lãnh chính phủ là doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tưống Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018) và Luật đầu tư công năm 2014; Ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước .
Bảo lãnh chính phủ được thực hiện dưối hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc văn bản bảo lãnh (gọi chung là “Thư bảo lãnh”).
Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có liên quan đến dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh phải thế chấp tài sản cho cơ quan cấp bảo lãnh chính phủ (Bộ Tài chính) theo các quy định sau:
Thứ nhất, tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của Ngưòi được bảo lãnh đôì với Bộ Tài chính là tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, tài sản khác từ nguồn vốh chủ sỏ hữu, vôh hợp pháp khác của người được bảo lãnh hoặc tài sản của tổ chức, cá nhâh khác có liên quan đến dự án vay vôh được Chính phủ bảo lãnh;
Thứ hai, tài sản thế chấp phải được người được bảo lãnh quản lý, sử dụng đúng mục đích. Tài sản thế chấp không được bán, trao đổi trừ trường hợp được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Người được bảo lãnh có trách nhiệm thế chấp tài sản khác để bảo đảm cho dư nợ còn lại của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trưốc khi thực hiện giải chấp tài sản đã thế chấp ban đầu;
Thứ ba, Chính phủ quyết định việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay, khoản phát, hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật, hoặc khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh, hoặc khi tài sản thế chấp trỏ thành tài sản của Nhà nước trưốc khi khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hết hiệu lực hoặc việc bảo lãnh được thực hiện theo chỉ định của cấp có thẩm quyền;
Thứ tư, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết và đăng ký giao dịch bảo đảm trưổc khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh;
Thứ năm, người được bảo lãnh thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đốì vối tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy đỉnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm sau khi hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa người được bảo lãnh và Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền;
Thứ sáu, Bộ Tài chính được phép thuê tổ chức độc lập để định giá, kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp trong trường hợp phải cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật và xử lý tài sản thê chấp. Người được bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán các chi phí này;
Thứ bảy, hợp đồng thế chấp tài sản chỉ hết hiệu lực khi người được bảo lãnh đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với người cho vay theo Thư bảo lãnh và vối Bộ Tài chính theo các văn bản đã ký kết liên quan tới Thư bảo lãnh;
Thứ tám, trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ mà Bộ Tài chính đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nỢ thay và người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả cho Bộ Tài chính thì tài sản thế chấp được xử lý để bảo đảm thu hồi nợ cho Bộ Tài chính;
Thứ chín, Chính phủ quyết định việc hủy bỏ hoặc chấm dứt thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp việc thế chấp tài sản không còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, hoặc tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đã trỏ thành tài sản thuộc sồ hữu Nhà nước.
Luật Quản lý nợ công năm 2017 quy định, mức bảo lãnh Chính phủ đôì với trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu cho dự án đầu tư không vượt quá 70% tổng mức đầu tư đã được phê duyệt của dự án.