1. Sáng chế khi nào bắt buộc phải chuyển giao ?
Hiện nay, trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, một trong những vấn đề mà Việt Nam và các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm là vấn đề bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam đã dành riêng một mục để định chế vấn đề quan trọng này.
1. Quy định pháp luật
Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Căn cứ BBCGQSDSC chính là cơ sở tiền đề làm phát sinh quan hệ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu (hay người nắm độc quyền). Khoản 1, Điều 145 Luật SHTT ghi nhận bốn căn cứ mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đủ điều kiện (theo luật định) cũng có thể nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại. Mục đích này có thể hiểu là để nhằm phục vụ quốc phòng, an ninh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đây chính là những nội dung cơ bản thuộc chức năng đối nội của một nhà nước. Do đó, để khai thác sáng chế với mục đích bảo vệ cộng đồng như vậy, các cơ quan nhà nước sẽ trực tiếp là Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc thuộc lĩnh vực mình quản lý. Và theo điểm a, khoản 1 Điều 145, khi ở vào trường hợp này, bất chấp tư cách pháp lý của chủ sở hữu là có vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế hay không, việc BBCGQSDSC vẫn được tiến hành. Đây là điểm chung của chế định BBCGQSDSC tại các nước, phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs Hiêp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. của WTO.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
Thứ hai, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Thông qua phương cách dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật SHTT, sự vi phạm nghĩa vụ này được hiểu: mặc dù không có nhu cầu sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại, nhưng nếu chủ sở hữu hay bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền đã không sử dụng sáng chế thì đây cũng được coi là căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền. Nói cách khác, tư cách pháp lý của người nắm độc quyền trong trường hợp này là chủ thể vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế.
Thứ ba, người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế, mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng. Điều này có nghĩa rằng, trước khi được cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, người có nhu cầu đã cố gắng thiết lập hợp đồng với chủ sở hữu nhưng không thành công. Theo quy định tại điểm c, có thể nhận thấy quan điểm chủ quan của nhà làm luật xác định kết quả đó là một cơ sở độc lập với những căn cứ còn lại và cũng được xem là một căn cứ để BBCGQSDSC. Điều này thể hiện sự khác biệt trong nhận thức của các nhà lập pháp Việt Nam với những quốc gia khác và với nội dung Điều 31(b) Hiệp định TRIPs. Quan điểm của các nước khác và WTO chỉ xem kết quả đó là một điều kiện tiên quyết để cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét căn cứ được đưa ra chứng tỏ có mối quan hệ giữa kết quả và hành vi vi phạm của chủ sở hữu. Nói khác đi, ở những quan điểm này có sự phân biệt rõ ràng điều kiện cần (không đạt được thỏa thuận) và điều kiện đủ (có hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu đưa đến hệ quả đó).
Thứ tư, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Căn cứ này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Luật cạnh tranh và Luật SHTT trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua việc cấp cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế, nhà nước đã công nhận cho chủ thể này các độc quyền đối với sáng chế. Ngược lại, áp dụng Luật cạnh tranh tức là nhà nước sử dụng các công cụ đặc thù để kiểm soát, hạn chế độc quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong quá trình thực thi quyền độc quyền sử dụng sáng chế là làm sao ngăn chặn được hành vi lạm dụng của chủ sở hữu gây thiệt hại cho xã hội.
Theo Công ước Paris, hiệp định TRIPs và tại hầu hết các quốc gia có nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, nếu những trường hợp lạm dụng độc quyền sử dụng sáng chế gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng, thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mong muốn khai thác sáng chế cũng có quyền nộp đơn xin cấp phép chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc. Với tư cách là thành viên của Công ước Paris, đồng thời chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định TRIPs, Việt Nam cũng đã xem những tình huống đó là các căn cứ để BBCGQSDSC.
Như vậy, có thể nhận thấy, Luật SHTT Việt Nam chế định căn cứ BBCGQSDSC như Khoản 1 của Điều 145 nhìn chung là phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Điều kiện BBCGQSDSC
Điều kiện BBCGQSDSC thực chất là những quy định nhằm hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Cụ thể các điều kiện này được quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật SHTT như sau:
Thứ nhất, đối với hình thức chuyển giao. Điểm a khoản 1 Điều 164 ghi nhận: “Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền”. Đây là hình thức mà Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng sáng chế, quyền ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế không độc quyền với người khác. Xuất phát từ mục đích của việc BBCGQSDSC và trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích” Nội dung nguyên tắc này yêu cầu: Việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải tạo được sự hài hòa giữa chủ sở hữu và cộng đồng. , quy định này là hoàn toàn phù hợp. Mặc dù BBCGQSDSC là sự cưỡng chế đối với chủ sở hữu, nhưng nó không thể quá nghiêm khắc ở mức độ phải áp dụng hình thức chuyển giao độc quyền. Điều này rõ ràng đã “hy sinh” lợi ích của chủ sở hữu một cách không thỏa đáng, vi phạm nguyên tắc “cân bằng lợi ích”. Còn đối với hình thức chuyển giao thứ cấp, đây là hình thức được tiến hành sau khi đã tồn tại ít nhất một quan hệ pháp luật có hiệu lực về chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đang được xin cấp phép sử dụng. Điều này có nghĩa rằng, trước thời điểm nộp đơn xin cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc của cá nhân, tổ chức khác, chủ sở hữu đã thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Do đó, không thể cưỡng chế đối với người nắm độc quyền với lý do không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Như vậy, sự ràng buộc hình thức chuyển giao không độc quyền vừa hợp logic với căn cứ BBCGQSDSC vừa đảm bảo được lợi ích của chủ sở hữu.
Thứ hai, thời hạn và phạm vi quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao. Đây là khoảng thời gian và phạm vi sử dụng cần thiết để Bên nhận chuyển giao thực hiện những hành vi cụ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Hai giới hạn này được Luật SHTT quy định gián tiếp thông qua cách thức ước lượng theo mục đích cần đạt được. Tại điểm b khoản 1 Điều 146, nhà làm luật xác định “quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao”.
Có thể nhận thấy, “mục tiêu chuyển giao” là một phạm trù chỉ mang tính ước lượng, không thể định lượng cụ thể trên thực tế. Bởi các mục tiêu đó là sự chấm dứt hành vi vi phạm của chủ sở hữu, thiệt hại của cá nhân, tổ chức khác được bồi thường thỏa đáng; hay nhu cầu cấp thiết của xã hội đã được đáp ứng, các nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng không còn tồn tại… Tất cả những mục tiêu này rất khó kiểm soát. Do đó, nếu không có những quy định đóng vai trò như cơ chế kiểm soát quá trình khai thác quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao, thì việc BBCGQSDSC rất khó đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, điều kiện cung cấp sản phẩm sản xuất dựa trên quyền sử dụng sáng chế bắt buộc cho thị trường nước ngoài. Giống như Công ước Paris và Hiệp định TRIPs, điểm b khoản 1 Điều 146 Luật SHTT Việt Nam quy định: “Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước”. Tuy nhiên, điều kiện này cũng có ngoại lệ cho Bên nhận chuyển giao. Ngoại lệ này áp dụng trong trường hợp BBCGQSDSC dựa trên căn cứ là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chuyển từ tư bản tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền, quy định ngoại lệ này có thể xem như một “công cụ” hữu hiệu để chống lại quá trình tập trung kinh tế, phân chia thị trường của các tập đoàn, các Chính phụ thuộc những nước phát triển. Bởi thực tiễn thương mại cho thấy, các quá trình này diễn ra ngày càng mang tính hệ thống, xuyên quốc gia, gây thiệt hại cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong thương mại quốc tế không chỉ giới hạn ở thị trường trong nước, mà còn ở những lãnh thổ mà các chủ thể này có sản phẩm xuất khẩu đến đó. Chính vì vậy, Luật SHTT cho phép Bên nhận chuyển giao khai thác quyền sử dụng được chuyển giao để cung cấp cho thị trường nước ngoài nhằm giúp khắc phục những thiệt hại do chủ sở hữu gây ra ở những thị trường này.
Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác. Điều này có thể được lý giải như sau:
– Trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích” và giá trị pháp lý của bằng độc quyền sáng chế, việc BBCGQSDSC phải đảm bảo rằng, sau khi thực hiện sự cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, chủ sở hữu vẫn tiếp tục là chủ thể nắm độc quyền đối với sáng chế. Nói cách khác, độc quyền này hay một bộ phận của nó không thể được chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (trừ trường hợp ngoại lệ do luật định).
– Dưới góc độ sử dụng sáng chế vì cộng đồng: Mặc dù nguyên tắc “ưu tiên lợi ích xã hội” được xem là quan trọng, nhưng sự vận dụng nguyên tắc này vẫn chịu sự ràng buộc với những nguyên tắc còn lại, đặc biệt là nguyên tắc “cân bằng lợi ích”. Và cần nhấn mạnh thêm rằng, “hy sinh” một phần lợi ích của chủ sở hữu để bảo vệ lợi ích cộng đồng chứ không phải để bảo vệ đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu hay bất kỳ cá nhân, tổ chức cụ thể nào. Do đó, bên nhận chuyển giao không thể có thêm đặc quyền chuyển nhượng lại quyền sử dụng sáng chế đã được chuyển giao.
Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất là vì nền tảng cho quy định này xuất phát từ thực tế là để cấp phép sử dụng bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tình trạng pháp lý của chủ thể nộp đơn. Mối quan hệ giữa tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và quyền sử dụng mong muốn đạt được là mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng có cấp phép hay không. Nói cách khác, đó là hai yếu tố cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Chính vì vậy, điểm c, khoản 1 Điều 146 đặt ra ngoại lệ, đó là: trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình.
Thứ năm, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền một khoản tiền đền bù thỏa đáng. Tùy theo quan điểm khác nhau của các Chính phủ mà tính thỏa đáng này sẽ được xác định cụ thể khác nhau. Với các nhà lập pháp Việt Nam, điều đó dựa trên các cơ sở: một là, giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể; hai là, khung giá đền bù do Chính phủ quy định. Đây là hai cơ sở được áp dụng chung cho tất cả các trường hợp BBCGQSDSC và không có thêm cơ sở nào bổ sung cho từng trường hợp đặc thù: chuyển giao vì cộng đồng, phi thương mại hay nhằm chế tài đối với chủ sở hữu. Theo Hiệp định TRIPs, trong trường hợp BBCGQSDSC nhằm ngăn chặn sự lạm dụng của người nắm độc quyền thì lượng tiền đền bù còn tùy thuộc vào mức độ cần thiết phải chấn chỉnh các hoạt động chống cạnh tranh. Như vậy, có thể khẳng định quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam vẫn xem nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, và chưa đặt các quan hệ tư (cạnh tranh thương mại) trong các quy luật khách quan vốn có của nó.
Thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Có thể nói BBCGQSDSC là một quan hệ phức tạp với sự tham gia quản lý của nhiều cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời có sự phân công phù hợp với chức năng quản lý của từng cơ quan, thẩm quyền chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng sáng chế được phân chia một cách linh hoạt cho từng cơ quan chủ quản có thẩm quyền chung trong từng lĩnh vực tùy theo căn cứ nào được áp dụng để BBCGQSDSC. Theo khoản 1 Điều 147, thẩm quyền chuyển giao được quy định như sau:
– Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 145.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 điều 145, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, cách phân chia thẩm quyền trên đây đã có sự tương thích với hai trường hợp BBCGQSDSC (vì cộng đồng và nhằm chế tài đối với chủ sở hữu). Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với trường hợp BBCGQSDSC khi cộng đồng bị đặt trong tình thế cấp thiết và cần có sự giải quyết chuẩn xác của cơ quan trực tiếp quản lý.
2. Những bất cập và hướng đề xuất
Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Thứ nhất, theo quy định điểm b, khoản 1, Điều 145 của Luật SHTT, có thể hiểu nhà lập pháp đã không thừa nhận việc không thực hiện đầy đủ sáng chế là căn cứ BBCGQSDSC. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, thiệt hại cho cộng đồng trong trường hợp không thực hiện sáng chế đầy đủ cũng không kém hơn so với việc không thực hiện sáng chế. Đơn cử như trong trường hợp sử dụng sáng chế phụ thuộc. Nếu không thực hiện đầy đủ sáng chế cơ bản, thì sự thiếu hụt thông tin từ sáng chế này có thể đưa đến hệ quả vô hiệu hóa sáng chế phụ thuộc. Ngoài ra cần thấy rằng, hiện nay, trong điều kiện kinh tế kỹ thuật của nước ta còn chưa cao, việc mở rộng căn cứ để BBCGQSDSC là việc làm hết sức cần thiết. Và so với giới hạn cho phép của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs, chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhận thêm các căn cứ BBCGQSDSC như không thực hiện đầy đủ sáng chế.
Thứ hai, mặc dù Luật SHTT được ban hành sau Luật Cạnh tranh, nhưng giới hạn điều chỉnh của Luật Cạnh tranh trong chế định BBCGQSDSC vẫn chưa được xác định rõ ràng. Dẫn chiếu từ Luật SHTT, quan điểm các nhà lập pháp Việt Nam xem những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh là căn cứ để xin cấp phép sử dụng sáng chế. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, trong số tất cả những hành vi này có những trường hợp ngoại lệ cho phép hạn chế cạnh tranh mà không vi phạm Luật Cạnh tranh như khoản 1 Điều 10 hay khoản 2 của Điều 19. Do đó, điểm (d) khoản 1 Điều 145 không thể chế định căn cứ chuyển giao theo tất cả hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phải ghi nhận rõ hơn giới hạn điều chỉnh của Luật Cạnh tranh trong việc xác định căn cứ BBCGQSDSC.
Điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Thứ nhất, trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta cần nhận thấy rằng, giữa các quốc gia luôn tồn tại quan hệ tương trợ lẫn nhau, cùng giải quyết các thách thức của thời đại. Do đó, sẽ không tránh khỏi những trường hợp đòi hỏi phải xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ sáng chế được cấp phép bắt buộc giữa các quốc gia. Thực tiễn, theo Quyết định ngày 30/8/2003, các thành viên của TRIPs đã thống nhất cho phép xuất khẩu thuốc chữa bệnh HIV/AIDS được sản xuất từ những quốc gia nhận được giấy phép sử dụng sáng chế bắt buộc sang những nước thành viên không có và không đủ khả năng sản xuất, nhằm giúp những nước này vượt qua khó khăn. Chính vì vậy, để sau khi gia nhập tổ chức WTO (cơ quan quản lý Hiệp định TRIPs) khai thác có hiệu quả các quyền lợi, chúng ta phải thể hiện rõ thiện chí thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu trên nguyên tắc “có đi có lại”. Thông qua chế định BBCGQSDSC, chúng ta nên thừa nhận cho phép khai thác quyền sử dụng được chuyển giao để cung cấp cho thị trường nước ngoài, trên cơ sở nguyên tắc “có đi có lại” giữa các quốc gia. Đây cũng là cách thức đang được áp dụng ở ấn Độ.
Thứ hai, khi gia nhập tổ chức WTO, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tất yếu sẽ tăng cao. Để vừa tạo được điều kiện đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vừa kiểm soát được tình hình khai thác sáng chế được cấp phép, thiết nghĩ, Luật SHHT nên ghi nhận thêm những trường hợp cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế được cấp phép. Theo đó, tương tự như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, nhà làm luật có thể ghi nhận cả hai trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình hoặc uy tín gắn với việc sử dụng sáng chế được chuyển giao.
Thứ ba, khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa, chúng ta phải hòa nhập với luật chơi chung. Điều này yêu cầu chúng ta phải tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan vốn có thuộc về cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Cơ quan chức năng không thể can thiệp vào toàn bộ quá trình vận hành quy luật giá trị đối với sáng chế. Ngoài ra, do bản chất quan hệ BBCGQSDSC vừa mang tính chất quan hệ pháp luật hành chính vừa mang tính chất quan hệ pháp luật dân sự, cho nên, bên cạnh việc tạo môi trường cho các quan hệ tư diễn ra lành mạnh, đồng thời có thể giúp cơ quan chức năng linh hoạt giải quyết bồi thường hợp lý cho chủ sở hữu, Luật SHTT cần ghi nhận nhiều phương án phản ánh đúng bản chất quy luật giá trị hơn nữa để xác định tiền đền bù thực sự thỏa đáng cho người nắm độc quyền khi áp dụng BBCGQSDSC đối với chủ thể này.
– Đối với thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc, trước hết, cần nhận thấy rằng, việc xác minh các căn cứ để BBCGQSDSC là một quá trình phức tạp, đồng thời không thuộc chức năng chính của các bộ và cơ quan ngang bộ (trừ căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 145(1). Do đó, giữa các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước phải có sự phối hợp với nhau một cách chặt chẽ.
– Đối với trường hợp BBCGQSDSC nhằm ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, để chứng minh người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, theo quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý cạnh tranh. Khoản 2, Điều 49 Luật Cạnh tranh ghi nhận cơ quan này có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;
– Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, hiện nay, Điều 147 Luật SHTT vẫn chưa xác định vai trò, địa vị pháp lý của Cơ quan quản lý cạnh tranh khi BBCGQSDSC nhằm ngăn chặn sự lạm dụng của chủ sở hữu. Thiếu sót này tất yếu sẽ phải được bổ sung khi Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT và vấn đề mấu chốt cần làm sáng tỏ đó là sự tham gia của cơ quan này, từ khi người có ý định sử dụng sáng chế nộp đơn xin BBCGQSDSC đối với chủ sở hữu đến lúc cơ quan có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc sẽ diễn ra như thế nào?
Phương án thứ nhất, giao luôn quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh. Mặc dù điều này giúp giải quyết nhanh chóng yêu cầu cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, nhưng có thể là không hợp lý. Bởi trên nguyên tắc quản lý vừa có sự phân chia nhưng đồng thời phải đảm bảo sự tập trung thống nhất, trong tất cả các cơ quan hữu quan cần phải có một cơ quan chủ quản với quyền hạn và trách nhiệm quản lý đối với sáng chế nói riêng và khoa học công nghệ nói chung. Các vấn đề liên quan đến sáng chế đều phải có ý kiến của bộ này (tức Bộ Khoa học và Công nghệ), ngay cả trường hợp BBCGQSDSC vì cộng đồng. Do tình thế cấp thiết, nên thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể được trao cho các bộ và cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực tương ứng. Tuy nhiên, quyết định BBCGQSDSC của những cơ quan này cũng phải trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ. Có thể khẳng định, cơ chế quản lý này đã giúp nhà nước nắm bắt chi tiết, rõ ràng tình hình bảo hộ và khai thác sáng chế.
Phương án thứ hai, xét chức năng, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh và của Bộ Khoa học và Công nghệ, chúng tôi cho rằng vấn đề đặt ra có thể giải quyết như sau:
Khi người có ý định sử dụng sáng chế nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền xin cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc dựa trên căn cứ là sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, hiển nhiên chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của chủ sở hữu. Việc chứng minh này sẽ phải được thực hiện thông qua quá trình điều tra bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh trên cơ sở đơn khiếu nại của cá nhân, tổ chức cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm hại. Nói khác đi, trước khi Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định BBCGQSDSC, các bên hữu quan phải tham gia vào một thủ tục tố tụng độc lập – điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Đây là quá trình thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất vai trò, vị trí của Cơ quan quản lý cạnh tranh trong chuỗi các thủ tục phức tạp liên quan đến BBCGQSDSC, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu.
Vai trò của Cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc BBCGQSDSC sẽ kết thúc sau khi đã ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo Điều 117 Luật Cạnh tranh (trừ trường hợp quyết định đó bị khiếu nại). Những quyết định này có thể chia thành hai nhóm: Một là, các biện pháp cần thiết để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm (điểm đ Điều 117(3)); hai là, những biện pháp khác còn lại thuộc Điều 117. Do đó:
– Khi ra quyết định áp dụng nhóm biện pháp thứ hai, tức là không cưỡng chế chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc, đồng thời Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng phải ra văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định bác đơn yêu cầu cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc của người nộp đơn.
– Ngược lại, khi ra quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm, tức là có thể BBCGQSDSC đối với chủ sở hữu, thẩm quyền của Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ nên ra văn bản khuyến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận đơn yêu cầu cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc của người nộp đơn. Sau khi chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho Bộ Khoa học và Công nghệ, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan này cũng chấm dứt.
Như vậy, trước khi ra quyết định BBCGQSDSC dựa trên căn cứ là sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, thiết nghĩ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh cần có sự phân chia nhiệm vụ, quyền hạn như trên để có thể ngăn chặn triệt để hành vi lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, đồng thời khắc phục được thiệt hại do hành vi này gây ra.
Từ khi xây dựng các quy định BBCGQSDSC đến nay, thực tiễn tại Việt Nam chưa có bất kỳ trường hợp nào BBCGQSDSC. Trong thời gian tới, khi nước ta gia nhập WTO, tình hình này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ và được khai thác tại Việt Nam sẽ gia tăng rất nhiều. Trước những thời cơ và thách thức mới, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác không thể không sử dụng công cụ BBCGQSDSC để bảo vệ an ninh, quốc phòng, sự ổn định kinh tế – xã hội, chính trị của dân tộc mình. Chính vì vậy, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Luật SHTT nói chung và chế định BBCGQSDSC nói riêng.
(LVN GROUP FIRM – Biên tập)
2. Cần lưu ý gì trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế
Trả lời:
– Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc nộp đơn, cần phải cân nhắc khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chê/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
+ Liệu đối tượng đăng ký có phải là giải pháp kỹ thuật hay không tức là có thể xếp nó vào một trong các dạng của sáng chế nêu tại điểm một trên đây hay không?
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ nêu tại điểm một trên đây hay không?
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ sáng chế hay không?
– Để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế , bạn cần tra cứu mọi nguồn thông tin có thể có – đặc biệt là thông tin sáng chế để tìm ra sáng chế có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng dự định đăng ký và so sánh với giải pháp kỹ thuật của bạn.
+ Công báo sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
+ Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế / giải pháp hữu ích được lưu giữ tại cục sở hữu trí tuệ
+ Bản mô tả sáng chế của các quốc gia thu nhập và được lưu giữ tại trung tâm thông tin thuộc cục sở hữu trí tuệ.
– Để khẳng định có nên đăng ký sáng chế hay không, bạn cần cân nhắc khả năng đem lại lợi ích thật sự của bằng độc quyền
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký sáng chế có tiềm năng thương mại hay không?
+ Bản thân bạn có khả năng hoặc có ai sẵn sàng áp dụng đối tượng dự định đăng ký hay không?
+ Việc áp dụng đó có mang lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế hay không?
+ Liệu có đáng phải đánh đổi bí mật về đối tượng dự định đăng ký để lấy khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế/bằng độc quyền giải pháp hữu ích hay không? Để có thể dành được độc quyền khai thác đối tượng đăng ký bạn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng đó. Trong khi đó, nếu bạn có thể giữ được đối tượng trong vòng bí mật ngày cả khi sản phẩm chứa đối tượng đó được lưu hành công khai thì bạn vẫn chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những ai không có bí mật đó.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Cách làm mẫu đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích
Đã biết các nút dùng để đóng chai sâm banh có dạng hình trụ rỗng với các vành bít và nắp có rãnh theo biên dạng của cổ chai. Tuy nhiên, các nút này có nhược điểm là độ kín khít chưa cao và độ rung khi đóng chai cao.
– Bản chất kỹ thuật của sáng chếDo đó, mục đích của sáng chế là làm tăng độ kín của nút chai sâm banh và giảm rung khi đóng chai.Để đạt được mục đích nêu trên, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng ở đầu dưới với các vành bít ở đầu trên của nó, phần nắp ở bên trên phần trụ rỗng có rãnh theo biên dạng của cổ chai, nắp ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt nút vào ở mặt dưới của phần trụ rỗng có dạng hình bán cầu.Nhờ có mặt mút vào có dạng hình bán cầu nên khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu này, nhờ vậy mặt mút vào này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần phụ rỗng của nút vào thành trong của cổ chai, do vậy làm tăng độ kín khít và giảm rung khi đóng chai.
– Mô tả vắn tắt các hình vẽ
– Mô tả chi tiết sáng chếTheo hình này, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới của nút chai, phần trụ rỗng này có các vành bít (2) ở đầu trên của nó, phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai. Phần trụ rỗng (1) còn có mặt mút vào (6) ở mặt dưới của nó có dạng hình bán cầu.Khi đóng chai , phần trụ rỗng (1) được đưa vào cổ chai cho đến khi mép chai tỳ vào rãnh (4) của phần nắp (3). Khi đó, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu (6) làm cho mặt (6) này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai, nhờ vậy làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai.
– Yêu cầu bảo hộNút chai sâm banh, với mục đích làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu.
BẢNG TÓM TẮT SÁNG CHẾ
Sáng chế đề cập đến nút chai sâm banh để làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gòm phần trụ rỗng (
1) ở đầu dưới với các vành bít
(2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp
(3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh
(4) theo biên dạng của cổ chai và nắp
(5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào
(6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu, nhờ vậy, khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào (6) làm cho mặt mút vào (6) được nắn phẳng và épchặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai.
2. Sáng chế dạng chất
– Tên sáng chế: Hợp kim nền vàng
– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cậpSáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng.- Tình trạng kỹ thuật của sáng chếĐã biết đến hợp kim nền vàng, trong đó ngoài vàng hợp kim này chứa 10% bạc và 0,5% gali. Nhược điểm của hợp kim này là có dạng đặc tính vật lý và công nghệ không cao.- Bản chất kỹ thuật của sáng chếMục đích của sáng chế là cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim nền vàng. Để đạt được mục đích nêu trên, sáng chế đề xuất hợp kim nền vàng có thành phần (% khối lượng):Vàng 52 – 56Bạc 43 – 47Gali 0,9 – 1,2Tạp chất còn lại
– Mô tả chi tiết sáng chếHợp kim nền vàng theo sáng chế có thành phầnVàng 52 – 56Bạc 43 – 47Gali 0,9 – 1,2Tạp chất còn lạiHợp kim này được chế tạo theo phương pháp bao gồm các công đoạn : nấuchảy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 640oC trong 24 giờ.
– Ví dụ thực hiện sáng chếChế tạo 100kg hợp kimĐể chế tạo 100kg hợp kim cần trộn 53kg vàng, 45,8kg bạc, 0,9kg gali, và 0,3kg tạp chất bao gồm đồng, niken, asen, angtimon với điều kiện mỗi loại chiếm <0,1kg với nhau, sau đó nấu chảy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 6400c. sau 24 giờ, thu được hợp kim mong muốn.
Dowload – Tờ khai Đăng ký sáng chế
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
4. Trưng bày vật sáng chế tại nhà đã bị coi là mất tính mới chưa?
Luật sư tư vấn:
Xin chào bác! Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN Group . Về câu hỏi của bác, công ty Luật LVN Group xin tư vấn và hướng dẫn bác như sau:
“Điều 58, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Như vậy để có thể đăng ký được một sản phẩm là sáng chế, sản phẩm đó cần đáp ứng ba điều kiện nêu trên. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định cụ thể về 3 điều kiện đó như sau:
Điều 60. Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.”.
Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.”.
Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”
Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, chỉ khi nào sản phẩm bác sáng tạo đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định thì bác mới có thể đăng ký bảo hộ sáng chế cho sản phẩm của mình.
Theo thông tin bác cung cấp, bác đã tạo ra một loại máy móc làm nông nghiệp và đã để ở nhà để mọi người có thể đến xem. Điều này có thể được xem như sự bộc lộ công khai sản phẩm này tới mọi người, bác cũng không có ý định giới hạn người đến xem và những người này cũng không có nghĩa vụ phải giữ bí mật về sản phẩm của bác. Những người đến xem đã quan sát thậm chí có thể chạm vào chiếc máy, như vậy có khả năng rất cao là họ đã đoán, biết được cách bác sáng tạo ra chúng. Không biết rằng bác đã trưng bày sản phẩm này tại nhà lâu chưa, nhưng việc công khai chiếc máy như vậy rất có thể khiến cho chiếc máy bác sáng tạo ra bị đánh giá là đã mất tính mới.
Theo ý kiến của chúng tôi, bác vẫn nên thử nộp đơn đăng ký sáng chế đối với chiếc máy đó và đợi phản hồi từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng bảo hộ, chiếc máy mà bác sáng tạo vẫn có thể được coi là tác phẩm khoa học và theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, bác sẽ được bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm của mình và quyền này được xác lập tự động kể từ thời điểm bác sáng tạo ra nó mà không cần phải đăng ký bảo hộ.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
5. Đăng ký sáng chế tại Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất
Abu Dhabi, Ajmān, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Qaiwain. UAE đang ngày càng trở thành một thị trường phát triển tiềm năng của Việt Nam và kèm theo đó vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng đang ngày càng được quan tâm. Theo quy định của pháp luật UAE thì để được bảo hộ sáng chế, bắt buộc chủ sở hữu sáng chế phải tiến hành nộp đơn yêu cầu đăng ký sáng chế, với quy trình và thủ tục như sau:
1. Yêu cầu tài liệu
– Bản sao giấy chứng nhận thành lập công ty được hợp pháp hóa lãnh sự các tiểu vương quốc Ả rập (Có thể nộp muộn 90 ngày kể từ ngày nộp đơn)
– Bản giao nhiệm vụ (từ chủ đơn cho tác giả) được hợp pháp hóa lãnh sự các tiểu vương quốc Ả rập (Có thể nộp muộn 90 ngày kể từ ngày nộp đơn)
– Giấy ủy quyền được làm theo mẫu và yêu cầu phải được hợp pháp hóa lãnh sự (có thể nộp muộn 90 ngày kể từ ngày nộp đơn)
– Bản sao đơn quốc tế PCT (Nếu có)
– Bản sao thông báo kết quả tra cứu quốc tế yêu cầu được dịch ra tiếng Anh(Nếu nộp theo PCT)
– Một bản sao thông báo kết quả nội dung đơn đăng ký PCT nếu có (Yêu cầu phải dịch sang tiếng Anh)
2. Thời hạn xem xét đơn
Quy trình đăng ký sáng chế tại Các tiểu vương quốc A Rập được xem xét qua các giai đoạn sau
1. Nộp đơn
2. Kiểm tra sơ bộ đơn
3. Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên
4. Yêu cầu thẩm định nội dung: Trước 36 tháng kể từ ngày nộp đơn. Phải yêu cầu thẩm định nội dung sau 60 ngày kể từ ngày đơn sáng chế được công bố
5. Thông báo kết quả thẩm định đơn: Trong trường hợp đơn không hợp lệ hoặc bị từ chối bởi bất kì lí do gì khác sẽ có 90 ngày để trả lời lại các kết quả thẩm định đơn đó
6. Chấp nhận hoặc từ chối
7. Trả phí cấp bằng và nhận Bằng độc quyền sáng chế
3. Hiệu lực văn bằng: Bằng độc quyền sáng chế tại các tiêu vương quốc Ả Rập có hiệu lực 20 năm và phải đóng phí duy trì hiệu lực hàng năm cho tới hết 20 năm hiệu lực
Những vấn đề Luật LVN Group có thể hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế, cụ thể:
– Tư vấn sơ bộ, giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành đăng ký
– Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ và các tài liệu yêu cầu khác phục vụ cho việc đăng ký
– Soạn thảo tờ khai đăng ký
– Nộp đơn và theo dõi đơn cho đến khi có kết quả cuối cùng
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Luật LVN Group