Em hỏi giúp bạn em bị nhiễm HIV nhưng sức khoẻ bình thường nếu muốn dự tuyển Tiếp viên hàng không được không ạ và có bị loại hay bị biết thông tin vì trong quy định là tuyệt mật cho người nhiễm? Em mong câu trả lời sớm nhất của Luật sư. Em thành thật biết ơn!

Người gửi: Huệ

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

1. Người bị nhiễm HIV có được làm tiếp viên hàng không không?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ Y tế-Bộ Giao thông vận tải : Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không quy định về phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không thì:

“2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:

a) Tiếp viên hàng không;

b) Người lái tàu bay tư nhân;

c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;

d) Người dẫn đường trên không;

đ) Người điều khiển tàu lượn;

e) Người điều khiển khinh khí cầu;

g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này”

Như vậy, trường hợp bạn của bạn muốn dự tuyển vào vị trí công việc tiếp viên hàng không thì phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho Nhóm 2 tại thông tư này.

Theo quy định tại khoản 10.2 phần B cho Nhóm 2 thì:

Nếu mắc một trong các bệnh lý sau thì không đủ điều kiện:

“a) HIV dương tính (trừ trường hợp tiếp viên hàng không).

b) Tổn thương hệ thống miễn dịch.

c) Viêm gan truyền nhiễm các thể có rối loạn chức năng gan.

d) Các bệnh ký sinh trùng” 

Trường hợp bạn của bạn dương tính với HIV nhưng vị trí dự tuyển của bạn bạn là Tiếp viên hàng không. Vì vậy, bạn của bạn vẫn đủ điều kiện để dự tuyển làm Tiếp viên hàng không dựa vào điểm a trong khoản 10.2 phần B vừa nêu trên. 

Để bạn có thông tin và hiểu rõ hơn về  nghề tiếp viên hàng không, Luật LVN Group cung cấp các thông tin liên quan như sau:

2. Cung cấp thông tin liên quan đến HIV/AIDS

2.1 Tổng quan về HIV

2.1.1 HIV là gì?

HIV là tên một loại virus có thể ảnh hưởng đến “hệ miễn dịch” của cơ thể, cơ quan chịu trách nhiệm chống lại nhiễm trùng. Khi người nhiễm HIV không được điều trị, họ có thể dễ dàng mắc bệnh.

Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của họ không thể hoạt động tốt để chống lại nhiễm trùng hoặc ung thư. Mặc dù vậy, những người bị người nhiễm HIV có thể dùng thuốc để kiểm soát virus, giữ cho hệ thống miễn dịch của họ mạnh mẽ và giữ sức khỏe trong nhiều năm.

Mọi người có thể nhiễm HIV nếu máu hoặc dịch cơ thể (như tinh dịch hoặc dịch âm đạo) từ người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể họ. Ví dụ, một người có thể nhiễm HIV nếu người đó:

– Quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su với người nhiễm HIV – Điều này bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.

– Dùng chung kim tiêm hoặc ống tiêm với người nhiễm HIV

 

2.1.2 Các triệu chứng của HIV là gì?

Ban đầu khi bị nhiễm HIV, họ có thể bị sốt, đau họng, đau đầu, đau cơ và đau khớp. Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 2 tuần. Trong nhiều trường hợp những triệu này rất nhẹ, hầu hết những người nhiễm HIV thậm chí không nhớ họ từng có.

Trong vài năm đầu sau khi nhiễm bệnh, hầu hết những người nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Một số người bị sưng các cơ quan nhỏ hình hạt đậu dưới da gọi là hạch bạch huyết, thường ở cổ, nách hoặc háng. Triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những người nhiễm HIV trong một thời gian dài.

Những người bị nhiễm HIV trong nhiều năm có thể có các vấn đề khác, chẳng hạn như:

– Sốt, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và giảm cân

– Nhiễm trùng khác, bao gồm:

  • Nhiễm trùng phổi
  • Nhiễm trùng não 
  • Nhiễm trùng mắt, là nguyên nhân gây nhìn khó
  • Nhiễm nấm miệng có thể gây đau nhức, nổi lên các mảng trắng

 

2.1.3 HIV lây truyền qua đường nào?

a) Lây qua đường tình dục

+ Khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng mà không dùng bao cao su với người bệnh đều có thể bị lây nhiễm bệnh đặc biệt là nơi có những vết rách trong các mô âm đạo, hậu môn, vết thương hoặc lây bệnh qua các đường tình dục khác. Các cô gái trẻ thường dễ bị lây nhiễm bệnh này hơn là phụ nữ trưởng thành.

+ Những người mắc bệnh lây qua đường tình dục mãn tính có viêm loét tỉ lệ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với người bình thường, càng quan hệ với nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm càng cao, tần suất qua 1 lần giao hợp là 0,1 – 1%.

b) Qua đường máu

+ Dùng chung kim tiêm, ống chích mà có dính máu của người bệnh HIV

+ Các thiết bị xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, mực chưa được khử trùng và làm sạch có nguy cơ lây nhiễm bệnh

+ Quá trình truyền máu không qua sàng lọc virus HIV 

+ Qua các vết thương hở, rỉ nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu cùng dịch sinh học của người bệnh khi bị kim tiêm đâm phải, dao cứa vào tay…

c) Lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền từ mẹ sang con là con đường thứ 3 gây bệnh. Người mẹ sẽ truyền virus bệnh sang con qua bánh rau trong thời kỳ mang thai, máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ để và qua sữa khi cho con bú. Khả năng phụ nữ bị nhiễm HIV lây sang con là 20 – 30% nhanh hơn những người khác.

Lưu ý: bệnh HIV không lây truyền qua những tiếp xúc hàng ngày như sờ, bắt tay, ôm hoặc hôn hoặc qua các hoạt động như ho, hắt hơi, cho máu, sử dụng chung đồ dùng vật dụng cá nhân hoặc ăn uống.

 

2.1.4 Có xét nghiệm HIV không?

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm HIV tại phòng khám của bác sĩ bằng cách sử dụng mẫu máu hoặc đôi khi là nước bọt. Có thể mất vài ngày để có kết quả xét nghiệm. Nhưng kết quả từ các xét nghiệm nhanh HIV có thể sẵn sàng trong vài phút. 

Hầu hết các hiệu thuốc cũng bán bộ dụng cụ xét nghiệm mà bạn có thể sử dụng tại nhà, bạn chích đầu ngón tay, thấm máu trên que thử và gửi que thử tới phòng thí nghiệm, sau đó Phòng thí nghiệm gọi cho bạn và thông báo kết quả. Kết quả xét nghiệm hoàn toàn riêng tư và kết quả không được báo cho bất kỳ ai trừ bạn.

Một loại xét nghiệm tại khác, được gọi là  “OraQuick”, hoạt động rất giống như que thử thai tại nhà. Nó đi kèm với một que thử đặc biệt mà bạn dùng lau dọc theo lợi của bạn. Sau 20 đến 40 phút, que thử có thể cho bạn biết có thể bị nhiễm HIV không. Nếu bạn làm xét nghiệm tại nhà cho biết bạn nhiễm HIV, hãy gặp bác sĩ và yêu cầu thêm xét nghiệm để đảm bảo.

 

2.1.5 HIV được điều trị như thế nào?

Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau để điều trị HIV. Chúng được gọi là “thuốc kháng vi-rút”. Chúng hoạt động rất tốt để kiểm soát nhiễm HIV ở hầu hết mọi người. Bạn và bác sĩ của bạn nên làm việc cùng nhau để quyết định khi nào bạn nên bắt đầu điều trị và loại thuốc nào phù hợp với bạn.

Hầu hết những người nhiễm HIV cần uống thuốc theo thời gian quy định mỗi ngày. Điều quan trọng là phải làm theo tất cả các hướng dẫn bác sĩ của bạn về điều trị. Bởi vì bệnh HIV của bạn có thể trở nên xấu hơn nếu bạn bỏ hoặc ngưng dùng thuốc. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề nào khi sử dụng thuốc. 

Một số người nhiễm HIV cũng dùng các loại thuốc khác mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng liên quan đến HIV. Ví dụ, hầu hết các bác sĩ khuyên rằng những người có “số lượng tế bào T” thấp nên uống thuốc kháng sinh mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng phổi gọi là PCP. (Tế bào T là một loại tế bào bạch cầu đặc biệt).

 

2.2 Tiếp viên hàng không

Ngành nghề trong lĩnh vực hàng không vô cùng đa dạng nhưng thân thuộc và thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ nhất là tiếp viên hàng không. Với diện mạo đẹp đẽ, cử chỉ lịch sự và ân cần, chu đáo và duyên dáng, những tiếp viên hàng không có cơ hội du lịch khắp nơi trên thế giới với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên công việc này không quá hoàn hảo như vẻ bề ngoài. Trên những chuyến bay dài đằng đẵng, tiếp viên hàng không chính là những người vất vả khi phải chăm lo phục vụ cho nhu cầu của hàng trăm khách cùng một lúc. Với nhiều niềm vui song cũng không ít thử thách, nghề tiếp viên hàng không vẫn xứng đáng là một trong những nghề thời thượng.

2.2.1 Tiêu chuẩn về ngoại hình

Điều kiện đầu tiên để trở thành tiếp viên hàng không là bạn phải đạt tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, có khuôn mặt ưa nhìn, giọng nói nhẹ nhàng, không có dị tật, hình săm, sẹo hay những đặc điểm không phù hợp với ngành dịch vụ.

  • Đối với nam: chiều cao từ 1m65 – 1m82, độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, có cân nặng phù hợp với chiều cao.
  • Đối với nữ: chiều cao từ 1m58 – 1m75, độ tuổi 18 – 28 tuổi, có cân nặng phù hợp với chiều cao.

 

2.2.2 Tiêu chuẩn về trình độ học vấn

Sở dĩ được gọi là những con người “tài sắc vẹn toàn” là có lý do của nó. Bên cạnh những tiêu chuẩn về ngoại hình, để làm tiếp viên hàng không bạn cần đạt:

  • Trình độ văn hóa: tốt nghiệp THPT trở lên, có lý lịch rõ ràng.
  • Ngoại ngữ: TOEIC tối thiểu 550 điểm hoặc chứng chỉ TOEFL paper (550), TOEFL ibt (61), TOEFL cbt (173), IELTS (5.0). Đây là một trong những căn cứ cơ bản để ứng viên trúng tuyển được phân bay theo những tuyến trong nước và quốc tế.
  • Ưu tiên những ứng viên biết từ 2 thứ tiếng trở nên.

Ngoài ra các ứng viên ứng tuyển phải vui vẻ, hòa đồng, lịch sử, hoạt bát, nhanh nhẹn, nhạy bén trong mọi tình huống.

 

2.2.3 Phải chịu được áp lực lớn 

Nghề làm tiếp hàng không rất thú vị, nhìn khách quan thì có vẻ rất nhàn hạ và sung sướng, nhưng sự thật lại trái ngược để làm tiếp viên hàng không bạn phải chịu một áp lực rất lớn. Mỗi tiếp viên hàng không phải thực hiện 4 chuyển bay nội địa mỗi ngày. Thời gian nghỉ lại là không nhiều nên sẽ rất vất vả.

Để trở thành tiếp hàng không ứng cử viên phải nộp hồ sơ dự tuyển và trải qua các vòng thi khá nghiêm ngặt.

 

2.2.4 Hồ sơ dự tuyển

  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
  • Giấy khai sinh
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
  • Bằng tốt nghiệp THPT và trung học chuyên nghiệp/ Cao đẳng/ Đại học nếu có.
  • Phiếu điểm kiểm tra tiếng anh hoặc các chứng chỉ tiếng anh còn giá trị trong vòng 2 năm do Toeic Vietnam (IIG), Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS), IDP Education, Hội đồng Anh (British Council) cấp.
  • 04 ảnh mày 4×6 cm và 01 ảnh màu hoàn toàn thân 12 x 15 cm.

 

2.2.5 Các vòng thi tuyển khắc nghiệt

Các ứng cử viên còn phải trải qua 4 – 6 vòng thì khá khắc nghiệt gồm phỏng vấn sơ tuyển, kiểm tra ngoại hình chi tiết, kiểm tra tổng thể và kiểm tra y tế, sức khỏe, sau đó trải qua vòng thi tiếng anh viết kéo dài 3 – 4 tiếng đồng hồ và 1 bài phỏng vấn dài 13h và riêng Vietjet Air các ứng viên sẽ có vòng thi tài năng trước khi phỏng vấn trực tiếp với trưởng đoàn tiếp viên của hãng. Đặc biệt tỷ lệ chọi vào ngành tiếp viên khá cao cũng là áp lực lớn đối với các ứng cử viên.

Sau khi trúng tuyển, tùy vào chế độ của mỗi công ty, ứng viên sẽ tham gia khóa đào tạo để trở thành tiếp viên hàng không, được phân bay theo những tuyến đường bay trong nước hoặc các chuyến bay quốc tế của hãng.

 

2.2.6 Một số lưu ý cho những bạn có ước mơ làm tiếp viên hàng không

Giống như những ngành dịch vụ khác, trước mặt khách hàng các tiếp viên hàng không phải luôn tươi cười vui vẻ. Nhưng áp lực phải di chuyển liên tục, lệch múi giờ sẽ khiến không ít người mệt mỏi. 

Cũng phải lưu ý với các bạn rằng: mỗi công việc đều có những khó khăn riêng tùy theo tính chất của mỗi công việc. Và tất nhiên ngành tiếp viên hàng không cũng không ngoại lệ. Với nghề này bạn có thể sẽ có cơ hội kiếm được thu nhập tốt, tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong và người nước,…. Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì bạn phải đối mặt với khá nhiều hạn chế khi trở thành tiếp viên, đó là giờ giấc làm việc không ổn định, tuổi nghề không dài, sự mệt mỏi sau những chuyến bay, ít cơ hội học tập, cập nhật thông tin ở môi trường xung quanh, thời gian ở bên gia đình ít… Do vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định theo đuổi một công việc nào đó.

Nghề tiếp viên hàng không được nhiều mà đánh đổi cũng nhiều. Điều kiện để làm tiếp viên hàng không khá cao và phải qua rèn luyện mới đạt được. Nghề tiếp viên hàng không khác là khắc nghiệt nhưng nó sẽ cho bạn những trải nghiệm đầy mới lạ và thú vị. 

Trên đây là phần giải đáp của Luật LVN Group về câu hỏi Bị nhiễm HIV có được làm tiếp viên hàng không không? cũng như chia sẻ những nội dung liên quan. Hi vọng bài viết đã mang tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Mọi vướng mắc, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến. Trân trọng cảm ơn!