Luật sư tư vấn:

Vấn đề bạn quan tâm, Luật LVN Group xin trao đổi cụ thể như sau:

Các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm bao gồm:

 

1. Bán tài sản bảo đảm tiền vay:

Xử lý tài sản bảo đảm luôn là vấn đề khó khăn đối với các tổ chức tín dụng vì ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu (tài sản bảo đảm), hoặc quyền lợi của người đang trực tiếp quản lý tài sản bảo đảm. Do đó, yếu tố đồng thuận, minh bạch khi xử lý tài sản có ý nghĩa quyết định sự thành công của hoạt động này, hạn chế tranh chấp, hay mâu thuẫn quyền lợi trong suốt quá trình xử lý. Dựa trên cơ sở lý luận về tài sản và quyền sở hữu, yếu tố này còn có ý nghĩa tôn trọng quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm, khi chưa có quyết định có hiệu lực xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các tổ chức tín dụng thông thường chủ động đưa vào điều khoản hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm có nội dung khá chi tiết. Quyền năng này được đặt ra không chỉ giới hạn  phương thức thực hiện, đó còn là các nội dung bàn giao, quản lý tài sản bảo đảm trong thời gian tài sản bảo đảm đó chưa xử lý được. Trong các thỏa thuận giá trị bất động sản bảo đảm tiền vay, thông thường các bên chỉ ghi ước lượng giá trị tài sản để ấn định hạn mức cấp tín dụng. Thỏa thuận bán tài sản bảo đảm, theo tác giả không được xem là giá trị thực tế, phù hợp với giá trị thị trường để làm cán cứ phát mãi tài sản khi có tranh chấp.

Ví dụ: Biên bản thẩm định giá ngày 21/09/2015 (Biên bản này được ký kết giữa Ngân hàng thương mại cổ phần NA với Công ty trách nhiệm hữu hạn TY) của một tổ chức tín dụng với khách hàng có ghi: “Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tại Biên bản này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của ngân hàng, và không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ”.

Như vậy, các bên cho vay và đi vay tuy có thỏa thuận biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khi ký kết hợp đồng vay, nhưng để xử lý cụ thể như thế nào vẫn còn là những vướng mắc khi áp dụng. Các cơ quan pháp luật vẫn chưa xem thỏa thuận ban đầu về tài sản bảo đảm khi cấp tín dụng là đầy đủ, khách quan. Do đó, thỏa thuận về giá trị tài sản này chưa đủ cơ sở cho phép các tổ chức tín dụng được đơn phương nhận hoặc chuyển nhượng tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ, nếu không có sự đồng tình của chủ sở hữu, tại thời điểm xử lý tài sản đó.

Các nhà làm luật đã dự liệu, thiết lập cơ chế pháp lý xử lý tài sản bảo đảm theo luật trong trường hợp các bên không đồng thuận về phương thức, giá trị tài sản dựa trên các nguyên tắc minh bạch, bảo đảm sự tham gia, quyết định của bên bảo đảm. Thật vậy, theo khoản 1 Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 65 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, thì những tài sản đó phải được bán  đấu giá. Riêng đối với tài sản bảo đảm có thể xác định được giá trị cụ thể, rõ ràng thì không bắt buộc phải qua thủ tục này, nhưng tổ chức tín dụng phải minh bạch khi quyết định phát mãi.

Đối với những tài sản được xử lý theo quyết định Tòa án, trọng tài, trên cơ sở xác định số nợ tín dụng khi xét xử, Tòa án cũng tuyên bố cách thức xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật về thi hành án nếu bên phải thi hành án (bên vay) không tự giác thực hiện.

 

2. Mua lại tài sản bảo đảm tiền vay:

Mua lại tài sản bảo đảm tiền vay có nghĩa là nhận chính tài sản để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

Quy định tài sản có được từ xử lý nợ không phải là hoạt động kinh doanh, pháp luật hiện hành đã khẳng định quyền tham gia xử lý nợ của các tổ chức tín dụng, tạo thuận lợi cho họ được nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ theo thỏa thuận. Cùng với những cải cách trong thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm sau khi xử lý… quy định này đã minh chứng cho nỗ lực của các nhà làm luật đưa pháp luật gần với thực tiễn, giải quyết phần nào các vướng mắc phát sinh trong hoạt động mua bán tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ, nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên.

Về nguyên tắc, các bên có quyền thỏa thuận nhận chính tài sản bảo đảm cấn trừ nợ, sốm đạt được mục tiêu hiệu quả của hợp đồng. Chẳng hạn, Hợp đồng cầm cố cổ phiếu số 078.01/2016/BĐ ký ngày 05/5/2016 giữa bà Trịnh Thị H với Ngân hàng thương mại cổ phần PhD, tại khoản 2, Điều 4 có ghi như sau: “OCB được toàn quyền… nhận chính tài sản bảo đàm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm…”. Song quá trình thực hiện, thỏa thuận sẽ không tránh khỏi những vướng mắc khi bên vay không hợp tác, pháp luật hiện hành cũng chưa cho phép ngân hàng đơn phương tự thẩm định giá trị tài sản bảo đảm theo một cơ chế độc lập. Do đó thỏa thuận hợp đồng như trên bị vô hiệu hóa, bên cho vay phải tiến hành các bước xử lý tài sản theo quy định của pháp luật (đấu giá tài sản, khởi kiện ra Tòa án để xỏ lý theo phán quyết của Tòa án), cho dù trước đó họ đã nhân được văn bản ủy quyền định đoạt toàn bộ tài sản bảo đảm.

Vấn đề đặt ra hiện nay, đó là khâu thu giữ tài sản bảo đảm để triển khai xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng cho vay rất cần một cơ chế pháp lý hiệu quả. Có như thế, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm chủ động mới đạt được như mong muốn của các nhà làm luật.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.