Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động năm 2019
2. Bình luận quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về hợp đồng lao động
2.1. Quy định về hợp đồng lao động
Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý của quan hệ lao động cá nhân, là cơ sở pháp lý phát sinh quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động. Do đó, hợp đồng lao động là chế định quan trọng bậc nhất của bộ luật lao động, nhiều nội dung của bốn vật sao động là sự khai sinh hoặc có mối quan hệ liên quan mật thiết đến quan hệ hợp đồng lao động như đào tạo, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật lao động….
Chính vì vậy, hợp đồng lao động luôn giành được sự quan tâm từ khía cạnh luật pháp cũng như từ phía các chủ thể thực thi, áp dụng hợp đồng lao động. Qua các lần sửa đổi, bổ sung bộ luật lao động thì trong hợp đồng lao động là chương có số lượng điều luật sửa đổi, bổ sung nhiều nhất. Quy định của bộ luật lao động vì hợp đồng lao động được sắp xếp theo giai đoạn của quan hệ hợp đồng lao động: giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động vô hiệu.
2.2. Bình luận quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về hợp đồng lao động
Khoản một Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định khái niệm hợp đồng lao động với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ lao động cá nhân, trong đó Đã làm rõ bản chất, chủ thể, nội dung của hợp đồng lao động:
Một là về bản chất: hợp đồng lao động mang bản chất chung của nước, đó là hình thành trên cơ sở tự nguyện của hai bên
Hai là về chủ thể: hợp đồng lao động được xác lập giữa hai bên là người lao động và người sử dụng lao động có đủ các điều kiện chủ thể theo quy định của bộ luật lao động.
Ba là về nội dung: hợp đồng lao động ghi nhận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Như vậy, về nội dung điều luật nhấn mạnh đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm được biểu hiện thông qua một công việc và việc làm mình phải trả công trả lương.
Liên quan đến nội dung này, hiện đang có sự thiếu thống nhất trong quy định. Cụ thể:
Một là, tại khoản 1 Điều 3 khi giải thích thuật ngữ người lao động có quy định: người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương
Hai là, bộ luật lao động có một chương riêng về tiền lương và chỉ sử dụng thuật ngữ tiền lương để chỉ khoản thù lao lao động và người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Như vậy bộ luật lao động chỉ sử dụng thuật ngữ tiền lương với hàm ý nhằm phân biệt thuật ngữ tiền công thường được sử dụng trong quan hệ dân sự. Do đó, cần hiểu thuật ngữ tiền công trong ngữ cảnh của quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh cho phù hợp với thuật ngữ tiền lương.
Ngoài ra, điều kiện lao động là nội dung được quan tâm, nhấn mạnh trong hợp đồng lao động bởi liên quan đến quyên flowij của người lao động. Thêm nữa, ngoài những nội dung nói trên thì các bên hoàn toàn không thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện, khả năng, đặc trưng của từng công việc, ngành nghề và thỏa thuận đó cũng tạo nên quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
So với các bộ luật lao động trước đây thì Bộ luật năm 2019 bổ sung quy định: ‘Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thì hiện về việc làm có trả công, tiền lương quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.” Quy định này có sự liên kết, tương thích chặt chẽ với quy định tại khoản 1, 12 Điều 3. Với quy định trên đây cho thấy khi các bên thỏa thuận bằng tên gọi như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng chuyên gia … nhưng có nội dung, dấu hiệu của quan hệ lao động cá nhân thì sẽ được coi đây là quan hệ hợp đồng lao động.
Quy định trên cho thấy, hợp đồng lao động vẫn là hình thức duy nhất xác định hình thức pháp lý của quan hệ lao động cá nhân. Và mọi mối quan hệ thỏa thuận khi có đủ điều kiện, tiêu chí của quan hệ lao động cá nhân thì đều được quy nạp về quan hệ hợp đồng lao động.
Khoản 2 Điều 13 quy định: Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Quy định này đã xác định rõ trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động trước hết là của người sử dụng lao động. Bởi vì, hành vi giao kết hợp đồng lao động là hành vi pháp lý xác định sự tồn tại của quan hệ lao động và có sự kiện giao kết hợp đồng lao động mới có cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ lao động. Đây cũng là căn cứ để xử lý hành vi vi phạm khi giao kết hợp đồng lao động và cắt nghĩa cho lý do khi hợp đồng lao động không được giao kết thì chủ thể bị xử phạt vi phạm là người sử dụng lao động chứ không phải là người lao động.
3. Bình luận quy định vủa bộ luật lao động năm 2019 về hình thức của hợp đồng lao động
3.1. Quy định về hình thức của hợp đồng lao động
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
3.2. Bình luận quy định vủa bộ luật lao động năm 2019 về hình thức của hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 14 thì hợp đồng lao động được giao kết bằng hình thức văn bản hoặc lời nói. Tuy nhiên, là hình thức nào thì do pháp luật quy định chứ không phải sự lựa chọn duy ý chí của các bên.
Đối với hình thức bằng văn bản được áp dụng trong các trường hợp:
(i) hợp đồng lao động có thời hạn từ một tháng trở lên,
(ii) hợp đồng lao động do nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên ủy quyền cho một người lao động ký với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng,
(iii) hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, hợp đồng lao động với người lao động giúp việc gia đình.
Hợp đồng lao động bằng văn bản thường cho người sử dụng lao động soạn thảo trước khi ký hợp đồng phù hợp với đặc thù, tính chất công việc, văn hóa doanh nghiệp đảm bảo các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và không vi phạm điều cấm của pháp luật. Hiện nay pháp luật không quy định mẫu hợp đồng lao động mà các bên phải tuân theo khi ký hợp đồng.
Hình thức bằng lời nói áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới một tháng. Trong thực tế loại hợp đồng lao động có thời hạn dưới một tháng hầu như không được doanh nghiệp sử dụng. Chính vì vậy, với quy định hiện nay của bộ luật lao động có thể khẳng định hầu hết hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi vì thông qua hình thức văn bản thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ sẽ rõ ràng, cụ thể và khi có xung đột, bất đồng, tranh chấp sẽ có căn cứ pháp lý để giải quyết.
Thêm nữa, xét ở khía cạnh bảo vệ người lao động, hợp đồng lao động bằng văn bản còn là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.
Trong điều kiện của sự phát triển khoa học công nghệ thông tin hiện nay thì việc giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử và rất phổ biến. Chính vì vậy khi hành vi giao kết hợp đồng thông qua hình thức thông điệp dữ liệu, tức là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử mà đắp ứng các điều kiện của pháp luật giao dịch điện tử thì được coi như các bên đã xác lập hợp đồng lao động bằng hình thức văn bản.
Với sự thừa nhận quan hệ hợp đồng lao động thông qua hình thức dữ liệu điện tử sẽ là tiền đề quan trọng thay đổi việc lưu trữ, bảo quản hợp đồng lao động bằng bản cứng với nhiều rủi ro về sự an toàn. Từ đó làm thay đổi cung cách quản trị nhân sự, hoạt động thanh tra, quản lý nhà nước về lao động truyền thống sang cách thức mới với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, tiết kiệm nhân lực và thời gian.
Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng lao động điện tử cũng có những vấn đề khó khăn nhất định:
– Các quy định về chủ thể trực tiếp giao kết hợp đồng lao động điện tử chưa rõ ràng, đặc biệt đối với các chủ thể mang tính hỗ trợ truyền tải thông điệp dữ liệu cho người sử dụng lao động và người lao động cũng chưa được quy định cụ thể hoặc để xác thực người lao động đặc biệt là người lao động dưới 15 tuổi thực hiện các ngành nghề công việc mà pháp luật cho phép rất khó khăn.
– Hoặc là điều chỉnh các trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động có hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng lao động điện tử, người lao động có hành vi không trung thực hoặc người sử dụng lao động che giấu hành vi vi phạm qua giao kết hợp đồng lao động điện tử.
Ngoài ra, theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 thì hình thức của hợp đồng bao gồm (Điều 119: văn bản, lời nói và hành vi, hợp đồng lao động cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, bên cạnh hình thức bằng văn bản, lời nói thì còn có hình thức hợp đồng lao động bằng hành vi, tức là thông qua hành vi làm việc, giao công việc, quản lý của người lao động người sử dụng lao động để xác định sự tồn tại của quan hệ hợp đồng lao động. Trong thực tế, khi lần đầu người lao động làm việc tại doanh nghiệp bao giờ cũng thông qua hình thức văn bản hoặc lời nói nhưng khi kết thúc hợp đồng lần đầu, hai bên tiếp tục quan hệ lao động rất có thể không ký hợp đồng mới, không có ý kiến gì. Trường hợp này, sự tồn tại của quan hệ hợp đồng được xác định thông qua hành vi của các bên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập