Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, liên quan đến kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có điểm gì nổi bật? Kỹ thuật lập pháp Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có những bất cập gì không? Luật sư hãy giúp tôi làm rõ!

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Khái quát cấu trúc về bố cục của Bộ luật Hình sự năm 2015

Ta có thể thấy, muốn phân tích và làm rõ về kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì phải biết về cách bố cục của Bộ luật Hình sự năm 2015, việc phân tích nội hàm (tức các đặc điểm cơ bản) của hệ thống và cơ cấu Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy, khác với hai lần pháp điển hóa thứ nhất và thứ hai với hai Bộ luật Hình sự (năm 1985 và năm 1999) (02 Bộ luật này có Lời nói đầu), nhưng đến Bộ luật Hình sự năm 2015 mặc dù không có Lời nói đầu nhưng lại có ba phần lớn và được đặt tên gọi lần lượt theo số thứ tự của từng phần (thứ nhất, thứ hai, thứ ba). Sau đó, ba phần lớn này lại được phân chia ra thành 26 chương với tổng số 426 điều. theo đó:

– Về phần thứ nhất “Những quy định chung” có cơ cấu gồm 12 chương (I-XII) với 107 điều (các điều 1-107), trong số này có 10 chương vẫn được giữ nguyên tên gọi như trong Bộ luật Hình sự (năm 1999)), còn hai chương mới bổ sung là: a) Chương IV “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” gồm có 07 điều (các điều 20-26), trong này có 04 điều cũ đã được chuyển từ Chương III “Tội phạm” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sang (các điêu 20-23) và bổ sung thêm ba điều mới hoàn toàn (các điều 24-26); và b) Chương XI mối hoàn toàn “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” với 16 điều (các điều 74-89).

– Tại phần thứ hai “Các tội phạm” (tức Phần riêng) có cơ cấu gồm 14 chương (từ XIII đến XXVI) với 318 điều (các điều 108- 425) mà hệ thống các chương đề cập các nhóm tội phạm tương ứng cụ thể sẽ được đề cập trong Phần XI Chương III này.

– Về phần thứ ba “Điều khoản thi hành”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đã bổ sung thêm một cơ cấu hoàn toàn mới so vối các bộ luật lốn (vì từ trước đến nay chỉ có trong văn bản pháp luật nhỏ như các luật hay pháp lệnh mối có điều khoản cuối cùng và do vậy mà ở đây không có chương mà chỉ quy định trong Điều 426 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong tổng số 12 chương thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ I đến XII) nhà làm luật đã bổ sung thêm hai chương mới hoàn toàn và độc lập là:

– Chương IV “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” với 07 điều (các điều 20-26) trên cơ sở tách những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (mà chính xác hơn phải là loại trừ tính tội phạm của hành vi) hay nói một cách khác, tách những tình tiết không có liên quan gì đến tội phạm ra khỏi chương về tội phạm (Chương III “Tội phạm” trong Bộ luật Hình sự (năm 1999)) và;

– Chương XI mới hoàn toàn “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” với 16 điều (các điều 74-89)….

Như vậy, kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 và những điểm bất cập của nó được thể hiện ở những điểm dưới đây.

2. Về kỹ thuật lập pháp Bộ luật Hình sự năm 2015

Như vậy, nếu phân tích dưới góc độ kỹ thuật lập pháp cấu trúc của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì cho thấy rằng, việc bổ sung thêm Phần mới (đó chính là Phần thứ ba “Điều khoản thi hành”) khi phân chia các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 ngoài hai phần lớn theo truyền thống trước đây (đó là Phần chung và Phần riêng hay còn gọi là Phần các tội phạm) chính là điểm hạn chế rõ rệt vì cơ cấu của Phần thứ ba này chỉ có một điều luật (Điều 426).

Bởi lẽ, việc bổ sung thêm Phần thứ ba “Điều khoản thi hành” (song song với Phần chung và Phần các tội phạm) trong hệ thống các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy sự bất cập rất rõ rệt.

Sự bất cập này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở những mục dưới đây.

3. Điểm bất cập thứ nhất

Nếu theo quan điểm đã thừa nhận chung trong kỹ thuật lập pháp thì đối với các luật (bộ luật) và vấn đề này đã được khẳng định từ lâu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam là:

– Việc quy định về hiệu lực thi hành thông thường chỉ được ghi nhận trong phần (chương) cuối cùng về điều khoản thi hành của các đạo luật do Quốc hội thông qua với tư cách là các văn bản luật đơn lẻ (chứ không áp dụng việc quy định như vậy khi soạn thảo các bộ luật lớn);

– Vì đối với các bộ luật lớn trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì bao giờ Quốc hội cũng ban hành văn bản riêng biệt (thường là nghị quyết) mà trong đó có nhiều điều (chứ không phải chỉ có Điều 426 duy nhất như Phần thứ ba “Điều khoản thi hành” của Bộ luật Hình sự năm 2015) để giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến việc thi hành bộ luật ấy;

– Có thể khẳng định chắc chắn rằng, từ trước đến nay trong việc thi hành các bộ luật lớn của đất nước chưa bao giờ có 01 điều luật trong một phần và kể cả nội dung hướng dẫn thi hành cũng được ghi nhận ngay tại chính bản thân Bộ luật đó như Phần thứ ba của Bộ luật Hình sự năm 2015;

– Trong khi đó, cũng chính ngay trong ngày 27/11/2015 cùng với việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, thì Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về việc thi hành Bộ luật Hình sự với hai điều, thì có lẽ nên đưa nội dung Điều 426 (Điều cuối cùng của Phần thứ ba Bộ luật Hình sự năm 2015) thành điều thứ 3 của Nghị quyết số 109/2015/ QH13 thì hợp lý hơn và;

– Như vậy, sau hai lần pháp điển hóa pháp luật hình sự (vào năm 1999 và năm 2015), có thể nhận thấy rõ một sự thật hiển nhiên rằng là: các cơ quan thuộc nhánh quyền hành chính của Chính phủ (như Bộ Tư pháp) sẽ phù hợp hơn với việc soạn thảo các luật nhỏ hay các pháp lệnh trong lĩnh vực hành pháp, còn việc soạn thảo các bộ luật lốn trong lĩnh vực pháp luật về tư pháp hình sự như pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự hay pháp luật thi hành án hình sự thì nên chăng cần để cho các cơ quan thực tiễn cao nhất (về truy tố – Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay xét xử – Tòa án nhân dân tối cao) của đất nước soạn thảo thì sẽ hợp lý hơn cả (Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2003) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã giao cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo, chứ không giao cho Bộ Tư pháp….).

4. Điểm bất cập thứ hai

Về kỹ thuật lập pháp với Phần thứ ba là phần “Điều khoản thi hành” của Bộ luật Hình sự năm 2015 hoàn toàn trái ngược với truyền thống lập pháp hình sự Việt Nam trong hơn 70 năm qua (kể từ năm 1945).

Đồng thời, bên cạnh đó nó khác với truyền thống Bộ luật Hình sự với cơ cấu chỉ có hai phần đó là Phần chung và Phần riêng đã từng tồn tại trong cả hai Bộ luật Hình sự trước đây của nước ta là Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985) và Bộ luật Hình sự vào năm 1999.

5. Điểm bất cập thứ ba

Ta có thể thấy, trong giai đoạn đương đại hiện nay, truyền thống lập pháp hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa cũ (mà về cơ bản là thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa) đứng đầu là Liên Xô (trước đây) với các Bộ luật Hình sự chỉ có hai phần, đó là Phần chung và Phần riêng đã và vẫn đang được kế thừa trong các Bộ luật Hình sự hiện hành tại các nước này mà trong số những nước ấy có nhiều nước đang theo mô hình nhà nước pháp quyền.

Ngược lại các nhà nước tư sản nào thuộc hệ thống pháp luật án lệ (còn gọi là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ) mà có Bộ luật Hình sự thì các Bộ luật Hình sự hầu như không phân chia thành hai phần như các nước đã nêu.

6. Điểm bất cập thứ tư

Về việc phân tích cấu trúc (cơ cấu) của Phần thứ nhất “Những quy định chung” Bộ luật Hình sự năm 2015 còn cho thấy sự thể hiện của nhược điểm về kỹ thuật lập pháp khi thiếu chặt chẽ về mặt cấu trúc và thiếu nhất quán (thống nhất) về mặt logic pháp lý.

Cụ thể về sự thiếu chặt chẽ về mặt cấu trúc và thiếu nhất quán (thống nhất) về mặt logic pháp lý là ở những điểm sau:

– Trong khi đại đa số các chương (10/12 chương) sắp xếp các quy phạm của từng điều luật tương ứng trực tiếp theo các điều thì vẫn có hai chương (Chương VIII và Chương XII) sắp xếp các quy phạm của các điều luật tương ứng có cùng bản chất pháp lý theo các mục nhỏ;

– Trong khi đại đa số các điều (99/107 điều) ghi nhận nội dung các quy phạm trong từng điều luật tương ứng theo các khoản, thì vẫn có nhiều điều (chẳng hạn như: các điều 1, 15, 16, 25-26, 37, 39, 42-43, 45, 58 và 104) thì lại theo các đoạn;

– Theo logic đánh số thứ tự các chương sẽ hợp lý nếu như tiếp theo sau Chương X “Xóa án tích” là Chương XI về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội (như trong Bộ luật Hình sự của năm 1999), rồi sau đó sẽ là Chương XII cuối cùng về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội (vì đây là Chương mới hoàn toàn lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam), tuy nhiên, Chương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội (được bổ sung sau) lại được đặt trước Chương XII đã có từ trước đó;

– Trong khi đã có Chương XI riêng biệt “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” thì lẽ ra để bảo đảm được hai tiêu chí về kỹ thuật lập pháp (sự chặt chẽ về mặt cấu trúc và sự nhất quán về mặt logic pháp lý) của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì có lẽ rằng các biện pháp cưỡng chế hình sự (bao gồm các hình phạt và các biện pháp tư pháp) đối với chủ thể này cần phải được ghi nhận đầy đủ (cả liệt kê tên gọi và cả bản chất pháp lý của từng loại) ngay trong chính Chương đó, nhưng rất tiếc tại Chương XI vấn đề này chỉ được quy định đốĩ với các biện pháp tư pháp, còn đối với các hình phạt thì việc ghi nhận lại thiếu sự nhất quán ỏ chỗ chúng bị “xẻ ra”, tức là bản chất pháp lý từng loại hình phạt thì được quy định tại các điều 77-81 thuộc Chương XI, còn tên gọi các loại hình phạt thì lại được liệt kê ỏ trước đó (rất xa) tại Điều 33 thuộc Chương V “Hình phạt” là nơi ghi nhận cả hai nội dung (cả tên gọi các loại hình phạt và bản chất pháp lý từng loại hình phạt đối với cá nhân phạm tội).

Trân trọng!