1. Khái niệm về tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005) Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.

2. Trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.

Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau

“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

3. Tóm tắt vụ việc

– Các bên:

+ Nguyên đơn: Ngưòi mua Việt Nam

+ Bị đơn: Ngưòi bán Nhật Bản

– Các vấn đề được để cập:

+ Thẩm quyền xét xử của trọng tài

+ Giao hàng sai quy cách theo thoả thuận với ngưòi uỷ thác nhập khẩu (người thứ ba) sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu đã được ký có bị coi là vi phạm hợp đồng không?

-Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn ký hợp đồng mua của Bị đơn 4000 MT thép phế liệu. Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thép phế liệu thực tế sẽ căn cứ vào biên bản giám định của NKKK (công ty giám định Nhật Bản) tại cảng xếp hàng và biên bản giám định của Vinacontrol (công ty giám định Việt Nam) tại cảng d3 hàng. Trong trường hợp dung sai vượt quá ± 5% so với tỷ lệ kích cỡ đã quy định trong hợp đồng theo biên bản giám định của Vinacontrol và NKKK (như Điều 1 Hợp đồng đã ghi) thì phần hàng có tỷ lệ vượt quá đó được trả theo giá 50 USD/MT.

Bị đơn đã tiến hành giao cho Nguyên đơn 4.018 MT thép phế liệu. Biên bản giám định của Vinacontrol tại cảng dỡ hàng kết luận: so vói quy định về phẩm chất hàng hoá theo Hợp đồng thì một phần khối lượng thép được giao không đúng loại quy định hoặc vượt quá tỷ lệ quy định của hợp đồng, tổng số lượng hàng sai tỷ lệ kích cỡ là 2.198 MT.

Trong khi đó, dung sai cho phép theo hợp đồng là 5%: 4.018,581 X 5% = 200,929 MT.

Theo quy định của hợp đồng số’ thép này được tính theo giá 50USD/MT thay cho giá hợp đồng 137 USD/MT.

Sô’ lượng thép Bị đơn giao đúng theo quy định của hợp đồng là:

4.018 MT – (2.198 – 200,929) MT = 2.020,929 MT

Số tiền mà Nguyên đơn phải trả theo kết quả giám định • thực tế của Vinacontrol là: 1.997,071 MT X 50 USD/MT = 99.853,55 USD

2.020,929 MT X 137 USD/MT = 276.876,27 USD

Cộng = 376.720,82 USD

Vì Nguyên đơn đã trả cho Bị đơn tổng số tiền hàng là 561.152USD nên Bị đơn phải hoàn trả lại cho Nguyên đơn số tiền:

561.152 USD – 376.720,82 USD = 184.431,18 USD

Vì BỊ đơn từ chối không hoàn lại sô’ tiền nói trên nên Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra trọng tài đòi sô’ tiền này.

Trong Bản giải trình, Bị đơn trình bày như sau:

Hợp đồng mua bán thép giữa Nguyên đơn và Bị đơn thực chất là trên cơ sỏ uỷ thác nhập khẩu của Công ty X Việt Nam cho Nguyên đơn. Và vì Công ty X mới thực chất là người có nhu cầu mua số thép phê’ liệu nói trên để cán lại nên trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, Bị đơn đã thương lượng trực tiếp vối

Công ty X và giao hàng theo hưống dẫn của Công ty X.

Trên thực tế, số thép được giao mà Nguyên đơn coi là “không đúng tiêu chuẩn” lại đắt hơn loại hàng quy định trong hợp đồng, cho nên Công ty X đã quyết định nhận lô hàng này trên cơ sỏ thoả thuận giữa Công ty X và Bị đơn. Vì thế, Nguyên đơn không có lý do gì để khiếu nại về việc này.

Về phần mình, Nguyên đơn lập luận:

Nguyên đơn không hề biết việc thương lượng và thoả thuận giữa Bị đơn và Công ty X, đồng thời Nguyên đơn không nhận được bất kỳ một thông báo nào của Bị đơn và Công ty X.

Nguyên đơn khồi kiện Bị đơn là căn cứ vào Hợp đồng mua bán ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Hợp đồng này không liên quan gì đến Công ty X như trình bày của Bị đơn.

4. Phán quyết của trọng tài

4.1. Về thẩm quyền xét xử của trọng tài:

Điều khoản trọng tài trong Hợp đồng quy định: trong trường hợp hai bên không giải quyết được tranh chấp bằng thương lượng thì sự việc được đưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm đốỉ với hai bên.

Theo quy định về tổ chức hiện nay, bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ có duy nhất một Trung tâm Trọng tài Quốc tế đó là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, vì vậy Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền xét xử tranh chấp này.

Mặt khác, sau khi có thông báo về đơn kiện của Nguyên đơn, BỊ đơn gửi văn thư cho Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trình bày quan điểm của mình về đơn kiện. Như vậy, Bị đơn và Nguyên đơn đã chấp nhận thẩm quyền xét xử của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong vụ việc này.

4.2. về hàng dược giao sai tỷ lệ kích cỡ so với quy định của hợp đồng:

Biên bản giám định tại cảng bốc hàng của NKKK kết luận số’ thép được giao có tiêu chuẩn phù hợp vổi quy định của hợp đồng vôi tỷ lệ sai lệch trong phạm vi dung sai cho phép. Trong khi đó, biên bản giám định ở cảng dỡ hàng do Vinacontrol cấp lại có kết luận khác (2.198 MT được giao sai kích cỡ). Bị đơn không có phản đốì gì về biên bản giám định này (trong Bản giải trình gửi cho trọng tài, Bị đơn còn thừa nhận là lô hàng này “không đúng tiêu chuẩn”). Như vậy, dù Biên bản Giám định có đánh giá khác nhau về chất lượng hàng hoá nhưng có thể kết luận là Nguyên đơn và Bị đơn đều thừa nhận việc giao hàng sai quy cách. Giao hàng sai tỷ lệ kích cỡ thì Bị đơn phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn.

uỷ ban trọng tài không chấp nhận lý do có liên quan đến công ty X mà Bị đơn nêu trong Bản giải trình bỏi việc Bị đơn giao hàng là theo hợp đồng ký kết với Nguyên đơn chứ không phải với Công ty X. Công ty X không phải là một bên của hợp đồng nên không có tư cách để tiến hành thương lượng với Bị đơn về việc thực hiện Hợp đồng. Vì vậy, mọi thoả thuận giữa Bị đơn và Công ty X, người thứ ba, không có giá trị ràng buộc đốĩ với Nguyên đơn và càng không có giá trị sửa đổi bổ sung điều khoản của hợp đồng về kích cỡ của hàng hoá.

Nguyên đơn đã xuất trình cho trọng tài hai văn thư của Bị đơn trong đó Bị đơn từ chốỉ hoàn trả lại một phần tiền hàng với. lý do nhà cung cấp sô thép đó cho Bị đơn đã từ chốỉ trả tiền bồi thưòng.

Sô” tiền mà Nguyên đơn đòi là quá lớn và để tránh nguy cơ phá sản, Bị đơn không thể trả tiền cho Nguyên đơn được. Lý do này không thể chấp nhận được bỏi Bị đơn đã tham gia ký kết hợp đồng thì phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Khó khăn về tài chính không thể được coi là một nguyên nhân để miễn cho Bị đơn khỏi trách nhiệm trước Nguyên đơn.

4.3. về số tiền phải hoàn trả:

Cách tính số’ tiền hoàn trả của Nguyên đơn hoàn toàn phù hợp vổi quy định tại Hợp đồng. Vì vậy, trọng tài quyết định buộc Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn (người nhập khẩu) 184.405,12 USD.

5. Bình luận và lưu ý:

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu là một việc làm phổ biến, đặc biệt trong các trường hợp đơn vị có nhu cầu nhập khẩu/xuất khẩu hàng hoá không được phép nhập khẩu/xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong uỷ thác nhập khẩu/xuất khẩu, ngưòi nhận uỷ thác là người trực tiếp ký hợp đồng xuất nhập khẩu (hợp đồng mua bán vối đối tác nưốc ngoài) và là một bên của hợp đồng này. Ngưòi uỷ thác không phải là một bên của hợp đồng nên không có quyền tham gia vào việc điều chỉnh hay sửa đổi hợp đồng. Do đó, nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên không thể viện dẫn đến ngưòi uỷ thác nhập khẩu/xuất khẩu để làm căn cứ miễn trách cho mình.

Khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt trong trường hợp có uỷ thác xuất nhập khẩu, nên xác định và ghi rõ tên của các bên trong hợp đồng để tránh những tranh chấp không đáng có sau này liên quan đến chủ thể của hợp đồng.