Có người nói, cần phải đưa tất cả những vấn đề như thế vào Bộ luật, vì đây là đạo luật “gốc”, nên nó phải điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự để các đạo luật khác theo đó mà làm. Vậy hiểu thế nào là “gốc”?
Nếu theo lập luận nêu trên, tính chất “gốc” của Bộ luật dân sự thể hiện ở chỗ nó phải điều chỉnh tất cả những quan hệ dân sự đã có và đang phát sinh trong cuộc sống. Thế nhưng, thử nhìn vào thực tế sau và thử hỏi: chỉ mỗi buổi sáng, đã có hàng chục triệu người dân trên khắp mọi miền Việt Nam mua sắm, ăn uống, đi lại, tức là hàng chục triệu hợp đồng đã được giao kết và thực hiện, mà có ai nghĩ đến việc lật giở Bộ luật dân sự, Luật thương mại đâu? Ví dụ này cho thấy, hàng ngày, hàng giờ có biết bao nhiêu là giao dịch dân sự diễn ra nhưng đâu cần đến luật, bởi lẽ cuộc sống là vô tận, luật chỉ là cái hỗ trợ, bổ sung lúc cần thiết, còn lại nó vẫn không ngừng trôi theo “thuận mua, vừa bán”.
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191
Như vậy, để được coi là luật “gốc”, Bộ luật dân sự không nhất thiết phải “ôm” hết tất cả các quan hệ dân sự liên quan. Bộ luật này chỉ cần nêu ra và bảo đảm được những nguyên tắc thiết yếu nhất trong quan hệ dân sự, đó là: tự do khế ước và tự định đoạt của đương sự. Sửa đổi nó thế nào để những nguyên tắc nói trên được thực hiện dễ dàng hơn, triệt để hơn là việc làm của những người soạn thảo và của các đại biểu Quốc hội. Chẳng hạn, trong phần về hợp đồng, nhiều chuyên gia trong ngành vẫn kêu rằng, có quá nhiều quy định ràng buộc tự do khế ước, tạo nhiều điều kiện cho cơ quan công quyền can thiệp quá mức cần thiết vào quan hệ dân sự. Như vậy, pháp luật dân sự cần ghi nhận những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng pháp lý cho việc thực hiện nguyên tắc tự do hợp đồng, trước hết là phải giảm thiểu đến mức tối đa sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào quá trình ký kết, thực hiện, vô hiệu hoá hợp đồng, cũng như vào quan hệ dân sự nói chung. Hoặc là những vấn đề như quyền được chết, hiến xác cũng đều là việc dân sự, vậy thì có lẽ “cốt ở nơi dân”, cứ để họ tự định đoạt hơn chăng?
Nhân đây, cũng xin nhắc đến Bộ luật dân sự Pháp – một hình mẫu cho hơn 70 nước trên thế giới soạn thảo Bộ luật dân sự của họ. Các nhà nghiên cứu nước ngoài giải thích sức sống của Bộ luật dân sự Pháp như sau: trong tâm tưởng, các nhà soạn thảo Bộ luật Dân sự Pháp hướng tới tự do cá nhân, đặc biệt là tự do tiến hành các hoạt động kinh tế; và quyền sở hữu tư nhân, đặc biệt là sở hữu đất đai. Nó được thể hiện trong Bộ luật qua tinh thần tự do định đoạt trong giao dịch dân sự. Còn tự do khế ước là nguyên tắc chủ đạo trong phần về nghĩa vụ dân sự của Bộ luật (tuy nhiên tự do khế ước cũng bị hạn chế một phần bởi các quy tắc bắt buộc liên quan đến “lois d’ordre public” – quy luật trật tự công cộng). Tất nhiên, bê nguyên xi là điều tối kỵ, nhưng có thể hấp thụ cái tinh thần tự do khế ước đó vốn phù hợp với các giao dịch dân sự diễn ra rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, khơi giòng cho nhiều nguồn lực trong xã hội.
Tiếc rằng, trong quá trình tranh luận gần một năm qua, hình như chúng ta tập trung chú ý nhiều hơn vào phần ngọn, mà ít chú ý đến phần gốc, nên không khéo nỗ lực biến Bộ luật dân sự thành luật gốc chỉ cho ra kết quả là ghép thêm nhiều rễ vào cho nó mà thôi. Ngay cả những người trực tiếp tham gia vào việc “chấp bút” cho bản sửa đổi có lẽ cũng theo chiều hướng đó. Khi được hỏi: nếu nói ngắn gọn, Bộ luật sửa đổi lần này có điểm gì mới nhất, nổi bật nhất, một chuyên gia trong nhóm giúp việc thẩm tra đã trả lời: Bộ luật mở rộng đối tượng điều chỉnh nhiều hơn. Nghĩa là tư duy vẫn chăm chăm nghĩ đến nhiều hơn việc “ôm” được càng nhiều càng tốt, mà ít nghĩ đến cách điều chỉnh làm sao để dễ cho việc dân sự hơn.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc Tổng đài tư vấn luật: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group