Căn cứ vào khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 135 Bộ luật Lao động năm 2019, chính sách của Nhà nước về vấn đề này như sau:

Một là, bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Hai là, khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

Ba là, có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của laođộng nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sông lao động và cuộc sống gia đình.

Bốn là, có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

Năm là, Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ỗ nơi có nhiều lao động. Mỏ rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 153), thì Bộ luật Lao động năm 2019 có những điểm mới sau đây:

* Bảo đảm quyền bình đẳng giới của lao động nam.

* Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

* Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nam có việc làm thường xuyên.

Với quy định nêu trên sẽ bảo đảm bình đẳng giới của lao động nam và lao động nữ như nhau; cũng như có biện pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 135 Bộ luật Lao động năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung nêu trên nhằm bảo đảm những quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019 sớm đi vào đời sống thực tế.