Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2019, điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu có).

Hai là, tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Ba là, điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác.

Bốn là, cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức.

32

Năm là, nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

Sáu là, thể thức thông qua quyết định của tổ chức.

Những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên Ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Bảy là, phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức. Việc thu, chi tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho thành viên của tổ chức.

Tám là, kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.

Như vậy, với quy định bắt buộc điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung nêu trên sẽ bảo đảm tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hoạt động đúng mục đích, tôn chỉ của mình. Như vậy, mổi có thể bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung nêu trên nhằm đưa các quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 sớm đỉ vào đòi sống thực tế.