Căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Lao động năm 2019, quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sồ trong doanh nghiệp được quy định như sau:
Một là, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Hai là, trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định nêu trên thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có sốthành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
Ba là, trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sồ mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định nêu trên thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tốì thiểu theo quy định nêu trên.
Bốn là, Chính phủ quy định việc giải quyết trạnh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể.
Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 68) thì đây là quy định hoàn toàn mới tại Bộ luật Lao động năm 2019.
Với quy định mới này sẽ tăng thêm khả năng gắn kết quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Đồng thời, Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết vấn đề Luật này để đi vào đời sống thực tiễn một cách thuận lợi.