Căn cứ vào Điều 57 Bộ luật Lao động năm 2019, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được quy định như sau:
Một là, thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
Hai là, không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
Ba là, thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.
Bôn là, thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
Năm là, trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Sáu là, cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, với việc quy định quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như trên sẽ bảo đảm bên thuê lại lao động có được người lao động làm việc phù hợp, chấp hành đúng nội quy lao động và các quy chế khác của mình. Đồng thời, cũng bảo đảm được quyền lợi cho người lao động về tiền lương, thời gian làm việc ban đêm, thời gian làm thêm giờ…