Căn cứ vào Điều 217 Bộ luật Lao động năm 2019, việc xử lý vi phạm pháp luật về lao động được thực hiện như sau:

Thứ nhất, người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình cồng là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trồ lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trỏ thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùytheo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động theo quy định nêu trên là một trong những biện pháp nhằm trừng phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Đồng thời, qua đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động, cá nhân và tổ chức có liên quan. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại.

So với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 233, Điều 239), thì Bộ luật Lao động năm 2019 cơ bản là giữ nguyên nội dung, chỉ chỉnh sửa về câu chữ, tại Bộ luật Lao động năm 2012 vấn đề này nằm ở hai điều (Điều 233, Điều 239), còn tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định gộp chung vào thành Điều 217.