Có nằm viện điều trị hết tổng số tiền 103.000.000 đồng. Vụ tai nạn được công an điều tra là do lỗi của bên thứ 3 là người điều khiển xe tải. Và bên công ty xe tải có bồi thường chi phí chữa bệnh cho người bị nạn là 75.000.000 đồng. Còn bên công ty em trong thời gian 6 tháng người đó nằm viện vẫn chuyển lương hàng tháng cho người bị nạn. Sau khi hồi phục gia đình của người bị nạn có yêu cầu công ty thanh toán chi phí nằm viện cho người bị nạn theo luật BHXH. Em có tìm hiểu vê điều 144, 145 của luật lao động và điều 107 của luật BHXH . nhưng em không hiểu rõ lắm. Mong Luật sư của LVN Group có thể giải thích giúp em. Và công ty em sẽ phải bồi thường những gì cho người lao động bị tai nạn. Em xin cảm ơn.

Người gửi: Y.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa công ty Luật LVN Group

Bồi thường khi người lao động bị tai nạn

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty luật LVN Group.Vấn đề này của bạn chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

Căn cứ vào điều 4 thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năg lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;
b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 1% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ l c 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năg lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Ví dụ 2:
– Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nại này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương). – Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đ từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năg lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5, x 0,4 = 2, (tháng tiền lương).

Trong trường hợp này nhân viên công ty bạn bị tai nạn là do lỗi của bên thứ ba khi từ đường đi làm về nên sẽ căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động của nguời này để tính tiền trợ cấp mà công ty phải chi trả thêm. Do bạn không nói rõ mức suy giảm khả năng lao động theo giám định nên bạn có thể dựa vào những phân tích, ví dụ trên để hiểu hơn về vấn đề này.

Trân trọng cám ơn!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động