Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191

Trả lời:

Khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động năm 1994, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường thiệt hại cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Khoản tiền bồi thường được xác định tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) (Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP).

Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì hai bên sẽ thoả thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Việc nhận tiền bồi thường thiệt hại cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có) của người lao động. 

Các văn bản liên quan:

Luật 74/2006/QH11 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động

Luật 35/2002/QH10 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP

————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;

5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng