1/ Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005
2/ Bồi thường thiệt hại do súc vật gây nên
Mặc dù không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác, tuy nhiên ở đây là do lỗi quản lý của con người dẫn đến việc súc vật gây thiệt hại. Vì vậy chủ sở hữu của súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây nên.
Điều 625 bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Pháp luật không quy định cụ thể về mức bồi thường thiệt hại do tài sản sản bị xâm hại. Mức bồi thuờng sẽ phụ thuộc vào thiệt hại do súc vậy gây nên. Điều 608 bộ luật dân sưự năm 2005 quy định:
“Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”
Như vậy, bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại do con trâu của nhà bạn gây nên. Bạn có thể thỏa thuận với gia đình bị thiệt hại về mức bồi thường.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Luật LVN Group biên tập