Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group trong trường hợp này phải đòi bồi thường thế nào? Cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sựcông ty luật LVN Group.

Bồi thường thiệt hại khi có hỏa hoạn xảy ra

Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Luật LVN Group, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005 

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, cần phải xác định chủ thể, nguyên nhân gây ra thiệt hại để từ đó xác định đối tượng có trách nhiệm bồi thường. Theo Bộ luật dân sự 2005có quy định:

Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Trong trường hợp của bạn, do vụ hỏa hoạn xảy ra dẫn đến chiếc xe bị cháy. Cần xác định vụ hỏa hoạn là do có người cố ý hoặc vô ý gây ra, do quản lý lỏng lẻo và không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy của tòa chung cư hay là sự kiện bất khả kháng. Tùy vào nguyên nhân cụ thể nêu trên để tiến hành đòi bồi thường đối với chủ sở hữu tòa chung cư (đối với trường hợp do người khác không phải chủ sở hữu gây ra, khoản bồi thường vẫn do chủ sở hữu chi trả và được bồi hoàn sau bởi người có lỗi gây thiệt hại). Trong trường hợp là sự kiện bất khả kháng hoặc do chính bạn gây ra vụ hỏa hoạn thì không được xét bồi thường.

Thứ hai, về vấn đề bồi thường

Bộ Luật dân sự 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại tài sản như sau:

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm  

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Chi phí hợp lý ở đây được tính là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

Nghĩa vụ của bạn, người bị thiệt hại là nghĩa vụ chứng minh thiệt hại được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: “ Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự.