1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015

Theo khoản 1 Điều 145 của Bộ luật quy định: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển” như sau:

“1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.”

Như vậy, đặc điểm của hợp đồng vận chuyển này như sau:

– Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hàng hóa mang tính chất thương mại (nhằm mục đích sinh lời, và Hàng hóa bao gồm: “máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

– Hàng hóa trong hợp đồng này di chuyển bằng đường biển nên có thể đi qua nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, do đó nếu xảy ra vấn đề gì trên con đường vận chuyển, hàng hóa đó sẽ chịu ảnh hưởng của pháp luật khác nhau.

Cũng theo Điều 146 của Bộ luật, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia thành Các loại hợp đồng như sau:

“1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.”

Trân trọng!

 

2. Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015

Theo Điều 147 của Bộ luật quy định về các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo đó:

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

– “Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến là người có thể tự mình hoặc họ ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển.”

Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

Theo đó:

  • Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
  • Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
  • Người giao hàng là người có thể tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

​Trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, theo Điều 176 của Bộ luật có quy định về “Chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến” như sau:

“Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.”

Vậy Người thuê vận chuyển, họ có thể chuyển giao quyền của mình theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần ý kiến của người vận chuyển phải đồng ý, tuy nhiên người thuê vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết với người vận chuyển.

Trân trọng!

 

3. Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015

Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.

Theo quy định tại điều luật trên, người vận chuyển là người, họ có thể tự mình vận chuyển hàng hóa hoặc người này ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

Như vậy, Người vận chuyển họ có thể tự mình vận chuyển hoặc ủy quyền cho người khác, mặc dù vậy nhưng họ phải có nghĩa vụ mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Khi người vận chuyển ủy quyền cho bên thứ ba, lúc này bên thứ ba sẽ là Người vận chuyển thực tế , và người Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Trân trọng!

 

4. Người gửi hàng đích thực trong hợp đồng xuất khẩu của Doanh nghiệp hàng theo điều kiện Fob

Theo thông lệ pháp luật hàng hải quốc tế cũng như Luật hàng hải của nhiều nước trên thế giới và từ điển hàng hải quốc tế thì thuật ngữ “Người gửi hàng “Shipper” là người hoặc công ty giao kết hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu vận chuyển hàng hóa (Liner Conference hoặc Shipping Lines) hoặc với chủ tàu (trường hợp hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến).

Khi doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB – Incoterms, người mua ở nước ngoài phải thuê tàu để chở hàng tới cảng đích mà họ chỉ định. Như vậy, người mua ở nước ngoài mới là “người gửi hàng đích thực”. Tuy vậy, hiếm khi họ có mặt ở Việt Nam để thu xếp việc xếp hàng lên tàu, vì vậy trong phần lớn trường hợp họ đề nghị người bán thay mặt họ xếp hàng lên tàu do họ chỉ định, trên cơ sở đó sau khi xếp xong hàng thì người bán lấy vận đơn để đưa ra ngân hàng thanh toán tiền bán hàng (nếu thanh toán bằng L/C). Trong trường hợp này, pháp luật hàng hải quốc tế quy định người bán cũng là một loại người gửi hàng. Tuy nhiên, họ không phải là người gửi hàng đích thực tức là không phải người đã ký hợp đồng vận chuyển mà chỉ là người gửi hàng được chỉ định theo yêu cầu của các bên.

Ngày nay trong thông lệ quốc tế, người ta gọi người gửi hàng trong trường hợp này là Documentary Shipper (người gửi hàng hình thức). Trong quá trình xếp hàng lên tàu cũng như sau này nếu có vấn đề gì trục trặc giữa người vận chuyển và người gửi hàng thì phải hiểu rằng đấy là trục trặc với người gửi hàng đích thục, tức là người đã giao kết hợp đồng với người vận chuyển, chứ không phải với người gửi hàng hình thức. Điều này cũng có nghĩa là vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển và người gửi hàng đích thực chứ không phải người gửi hàng hình thức.

Theo khoản 1 điều 147 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định “trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (tức là theo vận đơn hoặc giấy gửi hàng) thì người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng”. “Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.”

Như vậy đối với hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến (tức hợp đồng thuê tàu chuyến: voyage charter) không rõ ai là người vận chuyển đích thực (shipper)? Tiếp đó, khoản 4 của Điều 147 của Bộ luật quy định này lại định nghĩa: Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”.

Ở đây, có thể hiểu chế định “người giao hàng” áp dụng chung cho cả hợp đồng thể hiện bằng vận đơn và hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến. Vấn đề không rõ là liệu giữa người vận chuyển và “người giao hàng” có quan hệ pháp lý nào không? Nếu có thì cơ sở để điều chỉnh là cái gì? Và quan hệ pháp lý giữa người giao hàng và người vận chuyển là gì.

Trong ngôn từ Luật hàng hải quốc tế, cho đến nay không có khái niệm về “người giao hàng” như quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam. Các doanh nghiệp bán hàng theo điều kiện FOB cũng như các công ty vận tải biển Việt Nam cần lưu ý thích đáng những vấn đề chưa rõ ràng như trên để biết phương hướng giải quyết những rắc rối, khúc mắc có thể gặp phải khi thực hiện việc giao hàng cho người mua FOB ở nước ngoài.

Trân trọng!

5. Người giao hàng và người nhận hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: khoản 4, 5 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015

Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.

a. Người giao hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là người tự mình giao hàng hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển ( là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển) theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng).

b. Một người được coi là người nhận hàng khi người đó là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015.

Theo đó:

Điều 162 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015 quy định về chuyển nhượng vận đơn, theo đó bao gồm 3 loại vận đơn tương đương với 3 nội dung trong 3 loại đó khác nhau:

1. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.

2. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.

3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.”

Điều 187 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015 quy định về dỡ hàng và trả hàng, theo đó:

“1. Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

2. Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.

3. Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.”

Trân trọng!