Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, liên quan đến chế định biện pháp tha miễn, Luật sư hãy phân tích giúp tôi về các chế định nhỏ của biện pháp tha miễn trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015 này?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái quát chế định biện pháp tha miễn trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015
Theo quan điểm được thừa nhận chung trong luật hình sự thì các quy phạm của chế định nhân đạo lớn về các biện pháp tha miễn của pháp luật hình sự bao gồm một loạt các chế định nhân đạo nhỏ nhằm thực hiện việc miễn, giảm nhẹ, hoãn và tạm đình chỉ việc quyết định (hoặc tạm đình chỉ việc tiếp tục thi hành) các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người phạm tội hoặc/và người bị kết án và chính vì vậy, chúng được gộp lại và gọi chung là chế định về “các biện pháp tha miễn”.
Cụ thể trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 đó là 12 chế định nhỏ mang tính nhân đạo và tha miễn sau đây: Thời hiệu trong pháp luật hình sự bao gồm hai chế định nhân đạo nhỏ hơn nữa là không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu và không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu; Miễn trách nhiệm hình sự; Miễn hình phạt; Miễn chấp hành hình phạt; Án treo; Tha tù trước thời hạn có điều kiện; Giảm mức hình phạt đã (được) tuyên (bao gồm cả việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt); Hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn; Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thòi hạn; Án tích; Đại xá; và Đặc xá.
Ngoài ra, còn có một số biện pháp tha miễn mang tính đặc thù đối với hai chủ thể riêng của trách nhiệm hình sự cũng được nhà làm luật quy định riêng trong hai chương tương ứng về: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội và; Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội sẽ được phân tích riêng khi đề cập hai nhóm quy phạm này.
Tuy nhiên, ở đây sẽ có nhiều lý do để không xem xét một số chế định nhỏ (4 chế định nhỏ) của chế định biện pháp tha miễn này. Dưới đây là 4 chế định nhỏ không được xem xét trong Bộ luật Hình sự năm 2015:
– Hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 67); và Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 68) vì về cơ bản hai điều luật này vẫn giữ nguyên các quy phạm tương ứng như trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và;
– Đại xá và đặc xá thì nhà làm luật chưa ghi nhận chính thức chúng bằng các quy phạm độc lập trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chính vì vậy, chúng ta chỉ phân tích nội hàm các biện pháp tha miễn trong hệ thống Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 mà việc nghiên cứu cho phép chỉ ra các điểm mới cơ bản mà không được nhắc đến trong nhóm (nhóm không xem xét) và cụ thể hơn, trong bài viết này chúng ta sẽ nghiên cứu và phân tích, làm rõ các quy phạm (các chế định nhỏ) của chế định biện pháp tha miễn, đó là: Giảm mức hình phạt đã (được) tuyên (bao gồm cả việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt); Án treo; Tha tù trước thời hạn có điều kiện; và Án tích…
2. Giảm mức hình phạt của chế định biện pháp tha miễn
Về chế định về giảm mức hình phạt đã được ghi nhận tại Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 (gồm 7 khoản) mà việc phân tích chế định này cũng có các điểm mới cơ bản là nhà làm luật đã thực hiện một số vấn đề mà Bộ luật Hình sự (năm 1999) chưa có là:
– Tại khoản 1 đã thay và rút gọn cụm từ “cơ quan, tổ chức hoặc chính quyển địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục” trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) bằng cụm từ “cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền”;
– Tại khoản 3 đã bổ sung các điều kiện cụ thể để giảm mức hình phạt đã (được) tuyên cho người bị kết án về nhiều tội, trong đó có tội bị kết án tù chung thân;
– Tại khoản 4 đã bổ sung điểu kiện cụ thể để giảm lần đầu cho người bị kết án đã giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý;
– Tại khoản 5 đã bổ sung quy phạm mang tính viện dẫn lên khoản 3 Điều này về việc xét giảm lần đầu cho người bị kết án tù chung thân và;
– Tại khoản 6 đã bổ sung các điều kiện cụ thể để được xét giảm lần đầu cho người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình về tội tham ô hoặc tội nhận hốĩ lộ thuộc trường hợp nêu tại điểm c khoản 3 Điều 40.
3. Án treo của chế định các biện pháp tha miễn
Chế định về án treo được ghi nhận tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (gồm 5 khoản) nói chung không khác gì nhiều so với Bộ luật Hình sự (năm 1999), tuy nhiên việc phân tích chế định này cũng có ba điểm mới cơ bản là bổ sung một sô’ quy phạm tại các khoản 1, 3 và 5 mà trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) chưa có là:
– Tại khoản 1 ghi nhận quy phạm mang tính bắt buộc là: Tòa án phải buộc người được hưởng án treo “thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.
– Tại khoản 3 ghi nhận quy phạm mang tính tùy nghi là: “Tòa án có thể quyết định áp dụng đốì vổi người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu điều luật tương ứng được áp dụng có quy định hình phạt này” và;
– Tại khoản 5 cũng ghi nhận quy phạm mang tính tùy nghi là: trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo “vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc ngưòi đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo”.
4. Tha tù trước thời hạn có điều kiện của chế định các biện pháp tha miễn
Chế định về tha tù trước thời hạn có điều kiện được ghi nhận tại Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015 (gồm 5 khoản) có thể được coi là mổi hoàn toàn của pháp luật hình sự thực định Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba (nhưng thực chất đây lại là một chế định nhân đạo không mối trong pháp luật hình sự thời kỳ chưa được pháp điển hóa trong suốt 25 năm của thế kỷ trước (1959-1984)).
– Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự (năm 1985) và thậm chí sau đó trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) lại không ghi nhận chế định này.
– Nhưng với lần pháp điển hóa thứ ba pháp luật hình sự vào năm 2015, thì chế định này lại được nhà làm luật quay trở lại ghi nhận với một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội trong thời kỳ mới của đất nước. Và đây lại một lần nữa chính là minh chứng cho thắng lợi của tư tưỏng nhân văn vì sự nghiệp bảo vệ các quyền con ngưòi bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
– Việc phân tích khoa học các quy phạm của chế định nhân đạo nhỏ này tại Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015 (gồm 5 khoản) cho thấy các đặc điểm cơ bản sau:
+ Tại khoản 1 (các điểm a, b, c, d, đ và e đoạn 1) quy định cụ thể sáu điều kiện bắt buộc phải hội đủ thì người đang chấp hành hình phạt tù mới được giảm án tha tù trước hạn; ngoài ra, tại đoạn 2 còn quy định giảm nhẹ hơn điều kiện về chấp hành hình phạt nêu tại điểm e đoạn 1 đối với một số đôì tượng chính sách nhất định thuộc diện ưu tiên được luật liệt kê cụ thể (như: thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ,…);
+ Tại khoản 2 (các điểm a và b), hai loại người bị kết án không được hưởng chê định nhân đạo này;
+ Tại khoản 3, cơ quan có thẩm quyền đề nghị và cơ quan quyết định việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, cũng như nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
+ Tại khoản 4, các chế tài được áp dụng đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện mà vi phạm điều cấm của luật trong thời gian thử thách;
+ Khoản 5 về các điều kiện mà người được tha tù trước thời hạn được có thể được rút ngắn thời gian thử thách.
5. Án tích trong chế định các biện pháp tha miễn
Chế định về án tích được ghi nhận riêng biệt tại Chương X của Bộ luật Hình sự năm 2015 với 05 điều luật (các điều 69-73) mà việc phân tích nội hàm các quy phạm của chế định này cho thấy các điểm cơ bản tại Chương này đã góp phần thể hiện rõ hơn nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự đất nưổc trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, mà cụ thể như sau:
– Tại khoản 2 Điều 69 “Xóa án tích” đã bổ sung quy định mới về ba loại người không bị coi là có án tích: người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng (1), tội phạm nghiêm trọng (2) và người được miễn hình phạt (3). Như vậy, so với Bộ luật Hình sự (năm 1999) là người được miễn hình phạt chỉ được đương nhiên xóa án tích (khoản 1 Điều 64) thì nay quy phạm này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có lợi hơn cho người được miễn hình phạt vì họ “không bị coi là có án tích”.
– Tại khoản 2 Điều 70 “Đương nhiên được xóa án tích” thì ngoài việc kế thừa hai điều kiện cũ tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã bổ sung thêm ba điều kiện mới là: Hết thời gian thử thách án treo (nếu bị xử phạt án treo), đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án; Đồng thời đã bổ sung thêm các quy phạm về thời hạn không được phạm tội mới là một năm nếu bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo (điểm a); hai năm nếu bị phạt tù đến 05 năm (điểm b); ba năm nếu bị phạt tù trên 05 năm đến 15 năm (điểm c); và đ) 05 năm nếu bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã giảm án (đoạn 1 điểm d).
– Tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 còn bổ sung quy phạm mới về điều kiện đương nhiên được xóa án tích đối với người bị kết án đang chấp hành một số’ hình phạt bổ sung nhất định (như quản chế, cấm cư trú,…).
– Tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 ghi nhận một quy phạm mới về trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
– Tại Điều 71 (gồm ba khoản) Bộ luật Hình sự năm 2015 ghi nhận một số sửa đổi, bổ sung các quy phạm về việc xóa án tích do Tòa án quyết định tại 3 khoản (1-3) nhưng thể hiện rõ xu hướng phân hóa trách nhiệm hình sự nên vẫn theo hướng như trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) vói các điều kiện nghiêm khắc hơn so với các điều kiện đương nhiên xóa án tích.
– Tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung quy phạm mới và cụ thể về cách tính thời hạn để xóa án tích đôì với người phạm nhiều tội.
Trân trọng!