1. Quy định chung về các biện pháp tư pháp theo Bộ luật hình sự hiện hành

Theo Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 46. Các biện pháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Theo Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ở trên không đưa ra định nghĩa về biện pháp tư pháp, mà chỉ xác định những biện pháp tư pháp được áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân khi cá nhân, pháp nhân đó phạm tội.

Về phương diện lý luận, ta có thể hiểu biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự, do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, pháp nhân phạm tội có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt qua đó nhằm giáo dục, ngăn ngừa những đối tượng tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội hoặc góp phần khắc phục thiệt hại, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Như vậy, biện pháp tư pháp có các đặc điểm sau:
– Thứ nhất, đó là một dạng cưỡng chế hình sự của Nhà nước. Nó mang tính quyền lực của Nhà nước khi áp dụng các biện pháp tư pháp. Nhà nước sẽ đơn phương sử dụng các quyền lực này để áp đặt ý chí, buộc phải tuân thủ thực hiện, nếu đối tượng bị áp dụng không thực hiện, Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để bắt buộc phải thực hiện.
– Thứ hai, các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự. Nó mang một dạng cưỡng chế hình sự, có thể làm hạn chế quyền và lợi ích của đối tượng bị áp dụng.
– Thứ ba, biện pháp tư pháp sẽ ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt. Nếu như hình phạt có thể hạn chế hoặc tước bỏ những quyền và lợi ích của người phạm tội như quyền tự do, quyền sở hữu, thậm chí kể cả quyền sống thì các biện pháp tư pháp chỉ tước bỏ các lợi ích mang tính vật chất hoặc chỉ mang tính hỗ trợ và thay thế hình phạt như bắt buộc chữa bệnh hay giáo dục tại trường giáo dưỡng, nên ít nghiêm khắc hơn.
– Thứ tư, biện pháp tư pháp khá đa dạng về thể loại. theo Điều luật trên, biện pháp tư pháp được chia làm 2 dang cho hai chủ thể khác nhau:

Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

 

2. Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm theo Bộ luật hình sự

– Cơ sở pháp lý: Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ,13 cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

 

Theo khoản 1, vật, tiền bị tịch thu để sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy đó là:

– Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội

Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội có thể là dao, ô tô, xe máy, vũ khí, vật dụng… được lấy ra để thực hiện hành vi phạm tôi của người phạm tội. Khi thu công cụ, phương tiện đó sẽ giúp cho các cơ quan điều tra dễ dàng tìm ra được thủ phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Đó là những chứng cứ để chứng minh cho tội phạm.

– Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội

Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán đổi chác những thứ ấy mà có, có thể như tài sản là động sản, tiền… mà họ tự có rồi mang đi thực hiện hành vi phạm tội hoặc do họ thực hiện từ hành vi mua về từ nguồn khác.

Khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội có thể từ việc chủ thể phạm tội thu được từ kinh doanh, từ vụ lợi cá nhân trong cơ quan nhà nước… rồi từ đó mang tài sản đó đi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

– Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ,13 cấm lưu hành. Những vật mà nhà nước cấm lưu hành như Thuốc phiện, ma túy, chất nổ…

Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì vật, tài sản đó sẽ không tịch thu mà được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của họ.

Ví dụ: Trường hợp người phạm tội trộm cắp tiền, tài sản của người khác rồi mang số tiền, tài sản đó đi thực hiện hành vi vi phạm. Nếu người mất tiền, tài sản chứng minh được tài sản đó là của mình thì nhà nước sẽ trả lại cho chủ sở hữu đó.

Trường hợp vật, tiền là tài sản của người khác không phải của người phạm tội nhưng nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu theo pháp luật quy định.

 

3. Trường hợp được trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

Theo điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Theo quy định tại điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ta có thể hiểu như sau:

Nếu đối với những tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt thì buộc người phạm tội phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi tài sản đó còn nguyên giá trị khi bị người phạm tội chiếm đoạt.

Trong trường hợp tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt và sử dụng hoặc tiêu thụ hoặc gây hư hỏng thì người phạm tội phải sửa chữa phục hồi hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về mặt tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất công khai xin lỗi người bị hại.

Thiệt hại về vật chất tức là là những thiệt hại có thể cân đong, đo đếm được, tức là xác định được giá trị để có thể tính ra bằng tiền.

Thiệt hại về tinh thần là hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người cụ thể. Trong trường hợp người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án có thể tuyên buộc họ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.

Đối với buộc công khai xin lỗi người bị hại. Công khai xin lỗi có thể là xin lỗi trước Tòa và tại chính phiên tòa xét xử hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội hoặc xin lỗi trước công chúng về hành vi của mình, về những hậu quả đã gây ra cho người bị hại. Biện pháp buộc công khai xin lỗi chỉ áp dụng cho những trường hợp gây thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên việc tiến hành biện pháp tư duy này chỉ có thể được áp dụng khi người phạm tội và người bị hại đồng ý trên cơ sở tự nguyện. Nếu trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần và người bị hại không đồng ý công khai thì điều này cũng không được áp dụng.

 

4. Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội

Theo Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Theo khoản 1 Bộ luật này quy định: Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Vậy theo Điều 21 là điều quy định về trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó điều 21 quy định như sau:

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy đối với một người vì bị mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà phạm tội thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Khoản 2 Điều Luật quy định về người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tức là trong khi đang thực hiện phạm tội thì người này vẫn có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự). Nhưng vì sau khi thực hiện xong vì một lý do nào đó, có thể do bị hoảng sợ, sang chấn tâm lý… do phạm tội lần dầu vì bị kích động mạnh. Khi đó sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của cơ quan giám định, Nếu người đó bị mất năng kực trách nhiệm hình sự thạt sự thì lúc này Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 3 này khác so với khoản 2 ta vừa phân tích phía trên, nếu khoản 2 người thực hiện hành vi phạm tội bắt buộc chữa bệnh xong không phải thực hiện hình phạt thì theo khoản 3 người này phải tiếp tục thực hiện hình phạt theo quy định của pháp luật. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi trong khi đang thực hiện hành vi người này vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự bình thường.

Khoản 3 Điều luật quy định người chịu trách nhiệm hình sự do tội phạm mình gây ra khi bgười đó đang chấp hành hình phạt tù.

“Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”

Trong khi người đang chấp hành hình phạt tù mà bị áp dụng biện phápn bắt buộc chưa bệnh thì thời gian bắt buộc chữa bệnh đó được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

 

5. Xác định trường hợp bắt buộc chữa bệnh

Khách hàng: Thưa Luật sư, trong làng tôi có thằng H thích ăn chơi, la cà và bố mẹ nó không nói được. Nó đã phạm tội hiếp dâm và bị tuyên hình phạt 8 năm tù. Nhưng trước khi bị kết án thì nghe nói H lại bị điên (tức là không còn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Vậy H có còn bị đưa vào tù không ạ?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tài Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Vậy H bạn vừa kể, trước khi kết hành án H bị điên (bị mất năng lực trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải uyết như sau:

– Nếu căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần H bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thật thì lúc này Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Nếu căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần H không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thật thì h vẫn phải chịu hình phạt bình thường.

Trân trọng!