Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có quyền thực hiện mọi hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Do đó, những công việc kinh doanh mà bạn có thể thực hiện là rất nhiều, chẳng hạn như bạn có thể mở một cửa hàng bán quần áo, bán hoa, đồ lưu niệm, bán thức ăn hoặc đồ uống, V.V.. Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi và đặc điểm của hoạt động kinh doanh của bạn, trước khi bạn có thể tiến hành việc kinh doanh của mình, pháp luật có thể sẽ đòi hỏi bạn phải thực hiện một số thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương để thành lập một hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp để tiến hành việc kinh doanh. Sau khi hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp của bạn được thành lập, bạn còn có thể phải thực hiện một số công việc như đăng ký và kê khai với cơ quan thuế tại địa phương trước khi chính thức bắt đầu việc kinh doanh của mình. Chương này của cuốn Cẩm nang sẽ giới thiệu đến bạn những công việc pháp lý mà bạn cần phải làm để có thể tiến hành công việc kinh doanh của chính mình.

1. Hộ kinh doanh là gì?

Đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ là chủ hộ. Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản do các thành viên của hộ cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho chung và các tài sản khác do các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Trong trường hợp tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm.

Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”. Trong thực tế cuộc sống, bạn có thể bắt gặp rất nhiều hình thức kinh doanh với quy mô khác nhau, từ những hàng ăn, quán nước trên

Theo quy định pháp luật hiện hành, bạn có thể tự mình thành lập hộ kinh doanh hoặc cùng với các cá nhân khác thành lập hộ kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, bạn và các cá nhân cùng thành lập hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau để được phép thành lập hộ kinh doanh:

– Phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc;

– Phải không thuộc các đối tượng bị cấm góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân; và

– Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Trong trường hợp bạn đã thỏa mãn các điều kiện bên trên, bạn sẽ thực hiện theo trinh tự, thủ tục như sau để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

2. Các trường hợp phải đăng ký hộ kinh doanh

Thông thường bạn có thể có suy nghĩ rằng chỉ đến khi quy mô kinh doanh của bạn đạt đến một mức đáng kể nào đó như mở cửa hàng lớn, thành lập nhà xưởng, hay thành lập công ty thì bạn mới phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyển; còn nếu bạn chỉ đơn thuần kinh doanh nhỏ lẻ như buôn bán ở nhà, hoặc qua mạng internet thì bạn chưa cần phải thực hiện các thủ tục này.

Thực tế thì quan điểm như trên chưa hoàn toàn chính xác. Pháp luật sẽ không bắt buộc bạn phải đăng ký kinh doanh trong trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, tuy nhiên chỉ giới hạn trong một số trường hợp mà pháp luật quy định như bên dưới:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo): gồm các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt: gổm hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt: gồm hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến: gổm hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; và

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, trong trường hợp hoạt động kinh doanh của bạn không thuộc các hoạt động kinh doanh được miễn việc đăng ký kinh doanh. Từ hai phân tích trên có thể hiểu trường hợp bắt buộc hay không bắt buộc đăng ký kinh doanh hiện nay luật không có quy định cụ thể, do đó nếu như bạn có địa điểm kinh doanh cố định nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Như được nêu ở trên, bạn phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiến hành việc kinh doanh của mình. Theo quy định của pháp luật, bạn có thể đăng ký thành lập một hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp để tiến hành việc kinh doanh của mình. Trong trường hợp việc kinh doanh của bạn sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên, bạn bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, khác với một doanh nghiệp, pháp luật chỉ cho phép bạn đăng ký hộ kinh doanh của mình tại một địa điểm kinh doanh duy nhất. Do đó, trong trường hợp bạn muốn mở rộng việc kinh doanh của mình ra nhiều cơ sở, địa điểm kinh doanh khác nhau, bạn cũng sẽ bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp cho mình.

3. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch/ Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép.Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

4. Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm các tài liệu sau:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Nội dung của Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, gồm:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

Theo quy định, tên hộ kinh doanh bao gổm hai thành tố là loại hình “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, z, w, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Pháp luật không cho phép sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh và tên riêng hộ kinh doanh cũng không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

+ Số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

+ Số lao động;

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp thẻ căn cước công dân hoặc giấy CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập; và

– Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan đăng ký tại địa phương, bạn còn có thể phải nộp kèm hợp đổng thuê nhà/mặt bằng giữa bạn (hoặc các cá nhân cùng thành lập hộ kinh doanh) và chủ nhà trong bộ hổ sơ để chứng minh cho thông tin về địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh của bạn.

Bước 2: Bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyển sẽ xem xét hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của bạn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

– Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật; và

– Bạn đã nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

5. Đăng ký thuế cho hộ kinh doanh

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, công việc lúc này đây của bạn sẽ là đăng ký thuế với cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương để được cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh của mình. Bạn cần lưu ý, về mặt pháp lý do hộ kinh doanh của bạn không có tư cách pháp nhân, nên mã số thuế cấp cho hộ kinh doanh của bạn sẽ chính là mã số thuế cấp cho cá nhân đại diện hộ kinh doanh. Khi đại diện hộ kinh doanh chết, mất tích, mất năng lực hành vi dần sự, hộ kinh doanh sẽ được cấp mã số thuế theo mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh mới. Trường hợp hộ kinh doanh ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh được sử dụng là mã số thuế của cá nhân đó.

Việc đăng ký thuế của hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục được pháp luật định định, cụ thể như sau:

Bước 1: Bạn chuẩn bị hổ sơ đăng ký thuế cho hộ kinh doanh, gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) theo mẫu;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc giấy CMND còn hiệu lực.

Bước 2: Bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký thuế nêu trên đến Chi cục thuế nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 3: Nếu bạn nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế sẽ cấp cho hộ kinh doanh của bạn Giấy chứng nhận đăng ký thuê bao gồm các thông tin sau: tên người nộp thuế, mã số thuế, số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không kinh doanh hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không kinh doanh, cơ quan thuế quản lý trực tiếp, và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.