Luật sư tư vấn:
Công ty Luật LVN Group tư vấn thủ tục chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
1. Các bước sang tên sổ đỏ hiện nay:
Việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng
Hai bên đến văn phòng công chứng, hoặc ủy ban nhân dân cấp xã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lưu ý việc ký kết hợp đồng được thực hiện trước mặt công chứng viên, hoặc cán bộ tư pháp của UBND
Khi đi mang theo các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. CMND hoặc giấy tờ tương đương của hai bên;
3. Xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa có gia đình, đăng ký kết hôn của bên có gia đình của cả hai bên;
4. Sổ hộ khẩu của hai bên;
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính:
1. Cơ quan nhà nước tiến hành thủ tục: Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (bộ phận một cửa của huyện)
3. Thời hạn nộp nghĩa vụ tài chính: 10 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo
4. Những khoản phí, lệ phí phải nộp gồm:
+ Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%
+ Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.
+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương
+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương.
Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên
1) Căn cứ pháp lý:
– Luật đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Thông tư số 24/2013/TT-BTNM
3) Thẩm quyền giải quyết: Hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
4) Thời gian cấp giấy chứng nhận: Hiện nay theo quy định có thể rút ngắn là 15 ngày làm việc
căn cứ pháp lý Nghị định số 01/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
“Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
1. Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.”
2. Tư vấn về sang tên sổ đỏ cho Bố khi Mẹ mất ?
Tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại……………..
Như vậy nếu như có yêu cầu phân chia di sản thì do ông ngoại, đã mất nên bà ngoại bạn(nếu còn sống),bố bạn, bạn và em trai 19 tuổi thuộc hàng thừa kế thứ nhất , vì vậy phần di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ chia đều cho bốn người neu trên ,hai em trai và hai em gái của mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 nên không được hưởng di sản thừa kế.
3. Tư vấn thủ tục sang tên sổ đỏ sau khi bố mất ?
* Trường hợp bố bạn mất có di chúc và di chúc được công nhận thì phần tài sản do bố bạn để lại sẽ được chia theo di chúc. Nếu trong di chúc, mảnh đất có sổ đỏ đứng tên bố bạn được chia cho mẹ bạn thì việc sang tên sổ đỏ là hoàn toàn dễ dàng được thực hiện sau khi mẹ bạn làm thủ tục khai nhận di sản như sau:
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Gia đình bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh nơi có đất để yêu cầu công chứng. Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng tử của bố bạn;
– Di chúc;
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú của mẹ bạn;
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (nếu có).
– Những giấy tờ khác (nếu có).
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất của người để lại di sản.
Sau 30 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Mẹ bạn và những người thừa kế khác (nếu có) cùng ký tên vào văn bản khai nhận.
* Trường hợp bố bạn mất không di chúc thì việc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho mẹ bạn, bạn và những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có). Như vậy bạn chỉ có thể làm giấy xác nhận quyền sử dụng đất đứng tên mẹ bạn khi các người thừa kế đồng ý tặng cho phần thừa kế của mình cho mẹ bạn.
Về việc khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc:
Để có toàn quyền sử dụng đất, trước tiên bạn và gia đình phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
– Cơ quan có thẩm quyền: tổ chức công chứng ở địa phương nơi có đất (văn phòng công chứng, phòng công chứng thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện).
– Hồ sơ yêu cầu công chứng:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng tử của bố bạn
+ Chứng minh thư/ Hộ chiếu của người được thừa kế
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn…
+ Trong trường hợp các người thừa kế đồng ý tặng cho phần thừa kế của mình cho mẹ bạn thì ngoài các văn bản nêu trên, cần có thêm văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các đồng thừa kế về vấn đề này.
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.
Theo đó, trong cả 2 trường hợp thì bạn chỉ có trách nhiệm phải cung cấp giấy chứng tử của bố bạn mà không phải cung cấp giấy chứng tử của ông bạn do mảnh đất đó đã đứng tên bố của bạn. VÌ vậy việc cơ quan địa chính ở xã đòi giấy chứng tử của cả ông bạn là hoàn toàn vô lý và không cần thiết.
Thủ tục sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người thừa kế:
– Cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất;
– Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng (nếu có).
+ Văn bản khai nhận di sản có công chứng
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy tờ khác: CMT, sổ hộ khẩu của bố mẹ bạn
– Thủ tục: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có), các bên nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.
4. Sang tên sổ đỏ khi mua bán bằng hình thức ủy quyền ?
Năm 2008 gia đình tôi có mua căn hộ chung cư, do căn hộ chưa có Sổ đỏ nên bên bán và gia đình tôi ký Hợp đồng uỷ quyền sử dụng căn hộ, có công chứng, hợp đồng có điều khoản ghi thời hạn đến 2018. Năm nay, theo chủ trương của TP Hà Nội về việc cấp sổ đỏ, gia đình tôi đã tìm cách liên hệ với người bán căn hộ (cũng là người đứng tên trong Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư) để đề nghị cung cấp giấy tờ cần thiết cho việc làm sổ đỏ.Đến nay, gia đình tôi đã nhận được sổ đỏ mang tên người chủ cũ. Gia đình tôi muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ song người chủ cũ không hợp tác nên gia đình tôi chưa thực hiện được mong muốn này
1. Gia đình tôi có quyền gì với căn hộ mà chúng tôi đã mua (đặc biệt là sau năm 2018)?
2. Người chủ cũ có quyền/nghĩa vụ gì với căn hộ?.
Tôi trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
Thứ nhất, xác định quyền lợi đối với căn hộ chung cư bạn đã mua sẽ phải căn cứ vào “Hợp đồng ủy quyền” trên thực tế hai bên đã ký kết.
Bạn có thể tham khảo quyền lợi của mình theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền”
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
“Ðiều 582. Thời hạn uỷ quyền
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.”
“Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền…
Quyền của bên được ủy quyền
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Nghĩa vụ của bên ủy quyền
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Thứ hai, chủ cũ có quyền gì đối với căn hộ không?
Thì theo phân tích ở trên, chủ cũ sẽ có quyền như người đã ủy quyền cho bạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!