1. Quy định chung
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thế chấp tài sản được định nghĩa là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với một bên khác và không giao tài sản cho bên đó. Giao dịch thế chấp thường rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày mà điển hình nhất chính là các giao dịch thế chấp nhà đất hoặc xe ô tô để vay vốn ngân hàng. Tùy vào tài sản thế chấp là các động sản thông thường hay động sản phải đăng ký quyển sở hữu, hay bất động sản, hợp đồng thế chấp có thể phải được lập thành văn bản, công chứng, chứng thực và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Điều 317 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản cụ thể như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
2. Nội dung của thế chấp tài sản
Bên thế chấp phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Nếu tài sản thế chấp phải đăng kí giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp phải đăng kí việc thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. Nếu tài sản được dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ thì bên thế chấp phải thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã đem thế chấp các lần trước đó.
Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì bên thế chấp vẫn giữ tài sản và được khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp ( trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp hoặc do việc khai thác công dụng mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất hoặc bị giảm sút giá trị) Bên thế chấp phải bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơ thiệt hại tới tài sản. Bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng, cho tài sản thế chấp và chỉ được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lí tài sản thế chấp khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp
Nếu bên nhận thế chấp là người giữ tài sản thế chấp thì phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp. Bên nhận thế chấp khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thỏa thuận với bên thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người đó phải trả lại tài sản cho mình.
3. Đối tượng thế chấp
Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.
Các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp
– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
4. Thế chấp phương tiện cơ giới (xe máy, xe ô tô)
Bước 1: Các bên ký kết hợp đồng thế chấp phương tiện cơ giới. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng thế chấp đối với các tài sản này không phải công chứng, chứng thực để có hiệu lực pháp luật; do đó các bên có thể tùy theo nhu cầu của mình mà có thể ký kết có công chứng hoặc không có công chứng.
Bước 2: Tùy theo thỏa thuận của các bên, bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp đăng ký hợp đổng thế chấp với Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm..
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu;
Đơn đăng ký phải mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới. Mỗi một số khung của phương tiện giao thông cơ giới được kê khai tương ứng với một ô số thứ tự trên Đơn yêu cầu đăng ký. Trường hợp số khung của phương tiện giao thông cơ giới có ký tự đặc biệt (ví dụ: dấu *; #…) thì người yêu cẩu đăng ký mô tả đẩy đủ số khung (số, chữ và ký tự đặc biệt) tại trường “Mô tả tài sản” trên đơn yêu cầu đăng ký;
– Hợp đồng thế chấp trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyển; và
– Giấy tờ chứng minh trong trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm từ Trung tầm đăng ký giao dịch bảo đảm. Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giải quyết hổ sơ đăng ký trong ngày nhận hổ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Bạn phải đóng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm.
5. Thế chấp quyên sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liên với đất
Bước 1: Các bên ký kết hợp đổng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức công chứng (văn phòng/ phòng công chứng).
Hồ sơ ký công chứng thường bao gồm các tài liệu sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng;
– Hợp đổng thế chấp;
– Hợp đồng vay, cấp tín dụng có liên quan (nếu có);
– Giấy CMND, hộ khẩu của các bên, nếu các bên là cá nhân (trong trường hợp nhà đất thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng thì phải có đầy đủ giấy tờ của cả hai vợ, chồng bên thế chấp);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy ủy quyển (trong trường hợp các bên là pháp nhân);
– Chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ); và
– Nếu nhà đất thuộc sở hữu riêng thì phải có giấy tờ chứng minh tài sản riêng (do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản).
Bước 2: Các bên nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đến Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương nơi có đất. Hổ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
– Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu;
– Hợp đồng thế chấp đã được công chứng theo quy định;
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyển sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; và
– Các giấy tờ có liên quan của bên đăng ký thế chấp.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liển với đất; vào Sổ Địa chính; và Chứng nhận việc đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký.
Bước 4: Người đăng ký thế chấp nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm ngay trong ngày nộp hồ sơ hợp lệ hoặc trong trường hợp phải kéo dài thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
6. Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản
Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản bao gồm:
Họ tên, địa chỉ của các bên hoặc của người đại diện hộ gia đình của các bên;
– Số, ngày tháng năm của hợp đồng vay vốn.
– Số hiệu tài khoản tiền gửi…. tại Ngân hàng…
– Địa chỉ của khoảnh đất thế chấp;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất.
– Nghĩa vụ cần được bảo đảm;
– Thời hạn thế chấp;
– Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ của mình
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng;
– Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
– Những thỏa thuận khác của các bên nếu có.
kèm theo hợp đồng là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của bên thế chấp và sơ đồ thửa đất. khi quyền sử dụng đất được thế chấp cho nhiều bên cho vaytrong trường hợp cùng cho vay một dự án đầu tư, thì nội dung của hợp đồng thế chấp ngoài những nội dung nêu trên còn phải quy định rõ một trong các bên cho vay được giữ bản gốc và giấy tờ về quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản thế chấp kèm theo hợp đồng, các bên cho vay khác bản sao (có công chứng)và ghi trong hợp đồng hợp tác cho vay nhiều bên về nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp không trả được nợ hoặc khi có sự tranh chấp giữa các bên cho vay.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. tổng số tiền của các lần cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp.
Khi chấm dứt thế chấp quyền sử dụng đất phải làm thủ tục giải trừ thế chấp tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã đăng kí thế chấp.