Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, chính sách pháp luật là gì? Các căn cứ xác định các ngành chính sách pháp luật như thế nào? Hãy nêu các ngành chính sách pháp luật cơ bản trong hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiêỉ chế phi nhà nước để xây ãựng cơ chếđỉêu chỉnh pháp luật có hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật để đạt được mục tiêu bảo đảm, bảo vệ đây đủ nhất các quỳên và tự do của con người và của công dân, xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền, hình thành và xây dựng xã hội pháp quyền, xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật và đời sống phấp luật của xã hội và của cá nhân.

2. Căn cứ xác định các ngành chính sách pháp luật

Về hệ thống chính sách pháp luật nói chung, trong đó có việc phân tích các tiểu hệ thống của hệ thống chính sách pháp luật. Đó là cách phân loại tổng quát và rộng lớn nhất hệ thống chính sách pháp luật. Trong nghiên cứu và giảng dạy cũng như hoạt động thực tiễn, hệ thống chính sách pháp luật còn có thể phân loại dựa vào các lĩnh vực và ngành pháp luật. Theo lĩnh vực, chính sách pháp luật được phân thành chính sách pháp luật công và chính sách pháp luật tư.

Theo ngành pháp luật, chính sách pháp luật được phân thành: chính sách pháp luật hiến pháp, chính sách pháp luật hành chính, chính sách hình sự (chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự,…), chính sách pháp luật dân sự, chính sách pháp luật kinh tế, chính sách pháp luật tài chính, chính sách pháp luật môi trường, chính sách pháp luật lao động, chính sách pháp luật thông tin, chính sách pháp luật liên ngành và các loại chính sách pháp luật khác.

Việc phân hệ thống chính sách pháp luật thành các ngành chính sách pháp luật khác nhau dựa vào đối tượng tác động và phương pháp tác động của chính sách pháp luật.

Đối tượng tác động của chính sách pháp luật là những quan hệ xã hội mà chính sách pháp luật hướng đến, tác động đến.

Tính chất, nội dung, tầm quan trọng, ý nghĩa của các quan hệ xã hội mà hệ thống thể chế chính sách pháp luật tác động đến là căn cứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phân chia các thể chế chính sách thành các hệ thống nhỏ hon có tên gọi là các ngành chính sách pháp luật. Đó là tiêu chuẩn vật chất, tiêu chuẩn nội dung của việc xác định các ngành chính sách pháp luật. Trên thực tế, chúng ta nhìn thấy rằng, mỗi ngành chính sách pháp luật chỉ tác động đến một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định và mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội có những đặc thù riêng của mình.

Ngoài đối tượng tác động, người ta còn dựa vào căn cứ thứ hai đê’ xác định các ngành chính sách pháp luật là phương pháp tác động của chính sách pháp luật. Phương pháp tác động là cách thức mà nhà nước sử dụng trong chính sách pháp luật để tác động đến cách xử sự của những người tham gia các quan hệ xã hội. Tuy vậy, khác vói đối tượng tác động, phương pháp tác động chỉ là căn cứ mang tính chất bổ trợ cho căn cứ đối tượng tác động để xác định các ngành chính sách, bởi lẽ, có nhiều ngành chính sách pháp luật đều sử dụng một phương pháp chung nhất định nào đó. Khi đều tác động đến các quan hệ xã hội, mỗi ngành chính sách pháp luật có phương pháp tác động không giống nhau.

Như vậy, để xác định các ngành chính sách pháp luật, người ta căn cứ vào đối tượng tác động và phương pháp tác động. Trong đó, đối tượng tác động là căn cứ cơ bản, phương pháp tác động là căn cứ có tính chất bô’ trợ.

Dưới đây là các ngành chính sách pháp luật cơ bản trong hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam như sau:

3. Chính sách pháp luật hiến pháp

Chính sách pháp luật hiến pháp là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và các thiết chế phi nhà nước đê’ xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật hiến pháp hiệu quả, sử dụng đứng đắn các phương tiện pháp luật hiến pháp để bảo đảm, bảo vệ đầy đủ nhất các quyền và tự do của con người và của công dân, bảo đảm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng và tổ chức quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước.

Chính sách pháp luật hiến pháp là ngành chính sách pháp luật chủ đạo trong hệ thống chính sách pháp luật, bởi đó là ngành chính sách pháp luật tác động đến những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong xã hội và tạo ra cơ sở cho sự hình thành nên các ngành chính sách pháp luật khác.

4. Chính sách pháp luật hành chính

Chính sách pháp luật hành chính là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi rthà nước để xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật hành chính hiệu quả, sử dụng các phương tiện pháp luật hành chính đê’ điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành nên trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Chính sách pháp luật hành chính là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các hình thức và phương pháp quản lý nhà nước, quy chế pháp lý của các chủ thê’ quản lý nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức, thủ tục hành chính, vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính.

5. Chính sách hình sự

Chính sách hình sự là: (i) chính sách (học thuyết) quốc gia về phòng ngừa và đấu tranh vói tình hình tội phạm được thê’ hiện trong các văn bản mang tính chất chỉ đạo tương ứng (các văn bản quy phạm pháp luật); (ii) một loại hoạt động xã hội đặc biệt có tính định hướng đối phó mang tính chất tấn công tích cực với tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; (iii) lý luận khoa học và sự tổng hợp những hiểu biết chính sách hình sự, xã hội học và pháp luật tư pháp hình sự.

Chính sách hình sự bao gồm: chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật điều tra hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự, chính sách phòng ngừa tình hình tội phạm.

6. Chính sách pháp luật dân sự

Chính sách pháp luật dân sự là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật dân sự hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật dân sự đê’ điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc nhân thân phi tài sản phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân, tổ chức khi họ tham gia các giao dịch dân sự đáp ling các nhu cầu tiêu dùng.

Chính sách pháp luật dân sự là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các định hướng phát triêh của pháp luật dân sự.

7. Chính sách pháp luật kinh tế

Chính sách pháp luật kinh tế là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước đê’ xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật kinh tế hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật kinh tế đê’ điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức, hoạt động và giao dịch với mục đích kinh doanh giữa các đơn vị, tô’ chức kinh tế, trong quá trình quản lý, lãnh đạo hoạt động kinh tế của nhà nước.

Chính sách pháp luật kinh tế là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các định hướng phát triên của pháp luật kinh tế.

8. Chính sách pháp luật tài chính – ngân hàng

Chính sách pháp luật tài chính – ngân hàng là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước đê’ xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật tài chính – ngân hàng hiệu quả, sử dụng các phương tiện pháp luật tài chính – ngân hàng đê’ điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính – ngân hàng thông qua hoạt động lập, phê chuẩn và sử dụng ngân sách nhà nước, hoạt động tín dụng, việc kiểm tra và cho vay tín dụng, việc định và thu các loại thuế, việc thanh quyết toán qua ngân hàng và các tô’ chức tài chính khác của nhà nước.

Chính sách pháp luật tài chính – ngân hàng là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các định hướng phát triển của pháp luật tài chính – ngân hàng.

9. Chính sách pháp luật bảo vệ môi trường

Chính sách pháp luật bảo vệ môi trường là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước đê’ xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường hiệu quả, sử dụng các phương tiện pháp luật bảo vệ môi trường đê’ điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chính sách pháp luật bảo vệ môi trường là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các định hướng phát triển của pháp luật môi trường.

10. Chính sách pháp luật lao động

Chính sách pháp luật lao động là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật lao động hiệu quả, sử dụng các phương tiện pháp luật lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức), trong đó có quan hệ giữa công nhân, công chức, viên chức với tổ chức, cơ quan nhà nước, quan hệ giữa tô’ chức công đoàn với lãnh đạo tô’ chức, với thủ trưởng cơ quan nhà nước liên quan đến việc sử dụng lao động của công nhân, công chức, viên chức.

Chính sách pháp luật lao động là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các định hướng phát triêh của pháp luật lao động.

11. Chính sách pháp luật thông tin

Chính sách pháp luật thông tin là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thông tin hiệu quả, sử dụng các phương tiện pháp luật thông tin đê’ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.

Chính sách pháp luật thông tin là ngành chính sách pháp luật xác định và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các định hướng phát triển của pháp luật thông tin.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).