Trả lời: Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung phân tích

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi năm nay 51 tuổi, có 30 năm công tác ở vùng có mức phụ cấp 0,7; đầu năm 2016, Chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định cho tôi nghỉ hưu, như vậy đúng hay sai? Quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện có tự cho viên chức như tôi nghỉ hưu được không? nếu được thì quy định ở điều khoản của Luật gì? Nguyện vọng của tôi là vẫn muốn tham gia công tác ? Trân trọng cảm ơn

Câu hỏi của bạn liên quan đến các quy định về lao động là người cao tuổi được thể hiện tại điều 169 , điều 149 của Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

1. Về tuổi nghỉ hưu

Theo quy định tại điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định về vấn đề này như sau:

– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

2. Về việc sử dụng người lao động cao tuổi

– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Như vậy theo các quy định nêu trên, thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu, nếu có nhu cầu thì người sử dụng lao động có thể cùng với người lao động thỏa thuận kéo dài thời gian hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng các quy định về hợp đồng lao động.

3. Về điều kiện hưởng lương hưu

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

Vậy theo quy định nêu trên thì nếu bạn là lao động nam , tuy đang công tác tại khu vực có hệ số phụ cấp 0,7 nhưng sức khỏe của bạn vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc và bạn vẫn đang trong độ luổi lao động ( chưa đủ 55 tuổi ) thì quyết định cho bạn nghỉ hưu của chủ tịch UBND huyện là không đúng với quy định của pháp luật . Nếu bạn là lao động nữ thì trong trường hợp naỳ tuổi nghỉ hưu của bạn sẽ dao động từ thời điểm bạn đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, trong trường hợp bạn vẫn còn khả năng lao động và hoàn thành tốt nhiệm vụ thì bạn có thể làm việc đến khi bạn đủ 55 tuổi, sau khi nghỉ hưu bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc thì bạn có thể ký kết 1 hợp đồng làm việc với tư cách là người lao động bình thường chứ không với tư cách như viên chức nữa . 

4. Thẩm quyền ra quyết định thôi việc đối với viên chức

Về thẩm quyền ra quyết định thôi việc với bạn thì theo quy định tại khản 2 điều 46 luật viên chức 2010 quy định :

” 2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu.”

Vậy chủ tịch UBND cấp huyện cũng được coi là người đại diện cho đơn vị trực tiếp quản lý viên chức do vậy ở đây không có sự vi phạm về thẩm quyền .

Kính gửi Luật sư ! Tôi sinh năm 1972 và đã có thời gian làm & đóng BHXH đầy đủ tại công ty may là 18 năm ,tôi là công nhân trực tiếp vận hành máy may công nghiệp ,sau đó công ty chuyển đổi cổ phần hóa công ty, vì không phù hợp với công ty mới nên tôi đã được nghỉ theo chế độ của công ty, sau khi nghỉ tại công ty may tôi làm tại 1 DNTN cũng trong ngành may mặc và đã đóng tiếp BHXH liên tục đến nay là đã được 26 năm(cộng cả 18 năm tại công ty may 40 cũ). Hiện tại vì điều kiện sức khỏe kém tôi không thể ngồi vận hành máy may được nữa , công ty mới lại thu gọn cơ cấu sản xuất nên cho tôi nghỉ . Vậy tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group với trường hợp như tôi có đủ điều kiện được ra hội đồng y khoa giám định sức khỏe kém để về hưu sớm hay chưa.Nếu chưa đủ thì đến bao giờ tôi mới đủ điều kiện để được nghỉ hưu ạ ? Tôi xin cảm ơn!

5. Về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Luật BHXH 2014 quy định về chế độ hưu trí cho người lao động nghỉ hưu sơm do suy giảm khả năng lao động nhu sau :

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Vậy trong trường hợp này, bạn cần đáp ứng 3 điều kiện : Một là có trên 20 năm đóng BHXH , hai là có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên , và đáp ứng đủ độ tuổi. bạn sinh năm 1972 vậy hiện nay bạn 44 tuổi , bạn chưa đủ điều kiện về độ tuổi để được hưởng chế độ hưu trí này . Vậy sau khi nghỉ việc bạn có thể làm thủ tục xin hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp ( tối đa hưởng trong 12 tháng ) và đợi đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nêu trên . 

Xin chào Luật sư! Tôi xin hỏi Luật sư (LS) một việc: tôi là quân nhân, nhận sổ hưu từ 01/12/2015. Tôi nghe nói, tháng 01/2016, thì những đối tượng nghỉ hưu như tôi sẽ được tăng 8% lương, nhưng tôi không thấy lương của tôi được tăng. Đối tượng tại ngũ thì đã được tăng lương từ tháng 5/2016. Vậy xin LS cho tôi biết, tôi có được tăng lương không? Xin chân thành cảm ơn LS!

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người tập sự, thử việc) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) có hệ số lương từ 2,34 (sau đây gọi chung là người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

b) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức năm 2010;

c) Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2008/NĐCP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

đ) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐCP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

e) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù;

g) Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015;

h) Viên chức làm việc trong Trạm Y tế xã theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐCP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn;

i) Công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

k) Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

l) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong tổ chức cơ yếu.

Vậy nếu bạn có hệ số lương từ 2.34 trở xuống và thuộc 1 trong các đối tượng nêu trên thì bạn sẽ thuộc trường hợp được tăng lương 8% theo đúng quy định của pháp luật. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động về chế độ nghỉ hưu trước tuổi trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật LVN Group.