1. Cơ sở pháp lý

CISG 1980

Luật Thương mại Việt Nam 2005

2. Chế tài là gì?

Chế tài:  có thể được hiểu là các biện pháp bất lợi được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hoặc gây thiệt hại cho bên bị vi phạm nhằm mục đích đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Chế tài thương mại quốc tế có một số đặc trưng sau:

–         Là biện pháp bất lợi có tác động hạn chế hoạt động thương mại và làm suy giảm lợi ích kinh tế của bên bị áp dụng chế tài. à phân biệt với chế tài hc và chế tài hình sự.

–         Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chế tài là cơ quan có thẩm quyền hoặc bên có quyền lợi bị vi phạm. (Không trực tiếp áp dụng mà do các bên có quyền lợi bị vi phạm đề nghị và trực tiếp thực hiện bới bên vi phạm hay bên gây thiệt hại…)

–         Đối tượng áp dụng: còn có thể là những chủ thể không có hành vi vi phạm nhưng gây thiệt hại cho bên còn lại. Ví dụ như hành vi liên quan đến trợ cấp có thể bị kiện…

–         Mục đích: nhằm đảm bảo trật tự thương mại và bù đắp thiệt hại cho bên có quyền lợi bị xâm phạm.

3. Phân loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế

Theo quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, có bốn loại chế tài phổ biến đối với phạt vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế:

 3.1 Buộc thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng được kí kết có hiệu lực đối với các bên theo quy định của pháp luật, tiếp theo đó là quá trình thực hiện hợp đồng, đây là quá trình kéo dài, phức tạp đối với các bên. Quá trình thực hiện hợp đồng không thể tránh được những sai sót như giao hàng chậm, giao hàng thiếu, vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật của công việc, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng.v.v.., bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, đúng số lượng, chất lượng hoàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hoá, giao đủ hàng hoặc giao hàng khác thay thế. 

Bên vi phạm sẽ phải thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng mà mình chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng để đảm bảo hợp đồng được thực thi đầy đủ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên vi phạm sẽ phải chịu chi phí phát sinh nếu có. Chế tài này giúp bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại đặc biệt là trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đặc biệt, khó thay thế (VD: giao dịch mua nhà, đồ cổ,…).

Mục đích: Đảm bảo trật tự thương mại, đảm bảo thực hiện thực tế trên hợp đồng đã ký kết.

Ưu điểm: Khôi phục thực hiện hợp đồng và duy trì quan hệ thương mại lâu dài giữa hai bên.

Ví dụ: Điều 46 – 65 CISG: Quy định về các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng do lỗi của người bán hoặc người mua, việc bên có quyền lợi bị xâm hại gia hạn một khoảng thời gian hợp lý cho bên vi phạm thực hiện hợp đồng luôn được ưu tiên áp dụng trước khi sử dụng các biện pháp chế tài khác); hoặc theo Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định “Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Một số quan điểm của các quốc gia về loại chế tài này:

–         Các quốc gia theo hệ thống Civil law: coi đây là một chế tài quan trọng nhất, được ưu tiên áp dụng trước tiên so với các chế tài khác.

–         Các quốc gia theo hệ thống Common law: Đối với các quốc gia nay, buộc thực hiện hợp đồng  không phải chế tài chính mà chỉ được áp dụng khi bên vi phạm không có tiền đề bồi thường vì chế tài này có nhiều hạn chế: khó thực hiện, giám sát, tốn nhiều thời gian,…

3.2     Phạt Hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt theo quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng.  Chế tài phạt hợp đồng được áp dụng khi:

–         Có hành vi vi phạm hợp đồng;

–         Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng;

–         Có thỏa thuận về tiền phạt trong hợp đồng.

Mục đích: Để răn đe các bên phải tôn trọng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng, cũng như ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra trong tương lai.

Chế tài này là một tập quán thương mại phổ biến ở Mỹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, điều khoản về phạt HĐ có thể là công cụ cho các bên lừa đảo nên có nhiều hệ thống pháp luật hạn chế mức phạt hợp đồng. Ví dụ: Theo quy định của pháp luạt VIệt Nam mức phạt do các bên thỏa thuận không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; pháp luật Úc lại quy định điều khoản phạt hợp đồng không được vượt quá mức thiệt hại đã được ước tính; pháp luật Mỹ chú trọng vào tính trừng phạt của chế tài hợp đồng nên ngoài mối quan hệ giữa tiền phạt hợp đồng và thiệt hại xảy ra, còn xem xét đến khả năng tài chính của bên vi phạm.

3.3     Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế; ngoài ra bên vi phạm còn phải bồi thường tổn thất tinh thần cho bên bị vi phạm. .

Chế tài này có một số đặc điểm sau:

–         Là một biện pháp tài chính, bên vi phạm phải nộp một khoản tiền để bù đắp tổn thất cho bên kia;

–         Xảy ra khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra và có mối qh nhân quả giữa sự vi phạm và thiệt hại mà không cần có thỏa thuận của hai bên.

–         Mức bồi thường thiệt hại không vượt quá mức tổn thất và lợi nhuận mất đi mà bên kia đã phải chịu do việc vi phạm hợp đồng.

Có hai loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường:

–         Thiệt hại chung: bao gồm tổn thất tất yếu và trực tiếp phát sinh do việc vi phạm hợp đồng.

Ví dụ: Công ty  A giao sai chủng loại máy lọc nước cho công ty B. Công ty B yêu cầu trả lại hàng giao sai và giao lại nhưng công ty  A không chịu vì lý do kho hết hàng. Công ty B yêu cầu bồi thường thiệt hại, các thiệt hại chung cho vi phạm này có thể bao gồm:

·        Số tiền B đã trả trước cho lô máy lọc nước

·        Chi phí phát sinh khi gửi lại hàng

·        Chi phí gia tăng trong việc B mua lại lô máy lọc nước như của A từ bên bán khác

–         Thiệt hại đặc biệt (Bồi thường thiệt hại do hậu quả): bao gồm các tổn thất phát sinh do việc vi phạm hợp đồng vì những hoàn cảnh hay điều kiện đặc biệt không thể dự đoán được bằng cách thông thường (không phải trong thiệt hại một cách trực tiếp và ngay lập tức). Để có được bồi thường thiệt hại đặc biệt, các bên bị thiệt hại phải chứng minh rằng bên vi phạm biết về những yêu cầu hay hoàn cảnh đặc biệt  tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Bên bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ hạn chế tổn thất xảy ra một cách hợp lý nên việc bồi thường thiệt hại sẽ không thực hiện với những thiệt hại có thể tránh được một cách hợp lý hoặc có thể khắc phục cơ bản sau khi xảy ra. (Điều 305 Luật Thương mại Việt Nam 2005; Điều 77 CISG)

Ví dụ: Trong vụ máy lọc nước trên, trong trường hợp nếu công ty A biết công ty B có nhu cầu mua máy lọc nước cho dịp đặc biệt thì thiệt hại đặc biệt trong trường hợp này có thể là chi phí phát sinh trong việc B phải thuê máy lọc nước của bên khác cho dịp đó cho đến khi nhận được máy lọc nước từ A

3.4     Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

Giống nhau:

–         Bản chất: Đều là các loại chế tài trong thương mại

–         Căn cứ áp dụng: khi thuộc một trong hai trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ và hủy bó hợp đồng hoặc một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

–         Nghĩa vụ thông báo: bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Khác nhau:

 

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng

Khái niệm

Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không hiệu lực từ thời điểm giao kết

Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng vẫn còn hiệu lực

Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ

Có thể hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên

+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong thời gian tạm ngừng.

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nv đối ứng.

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng trừ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

+ Các bên có quyền đòi lại lợi ích đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập