tính hợp hiến của một hành vi.
1. Lịch sử hình thành Toà án hiến pháp trên thế giới
Đối với nhiều quốc gia, Toà án hiến pháp có thể được hiểu là một thiết chế quan trọng bậc nhất trong bộ máy tổ chức của một nhà nước dân chủ hiện đại, bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp, bảo đảm tính bền vững của hệ thống chính trị và bảo vệ quyền tự do của con người. Bên cạnh đó, nhiều tại nhiều quốc gia khác, toà án hiến pháp còn có thể đảm nhận luôn cả việc giải quyết vấn đề tranh chấp quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữa chính quyền trung ương và địa phương, xét xử các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước.
Theo một số tài liệu, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 60 quốc gia[1] đang áp dụng Toà án Hiến pháp làm cơ quan giám sát Hiến pháp. Ý tưởng về việc thành lập Toà án Hiến pháp manh nha được hình thành từ những năm 1910 đến năm 1920 tại Áo do Hans Kelsen là người đầu tiên khởi sướng. Đề nghị thành lập Toà án Hiến pháp đã được thể hiện trong Hiến pháp 1920 của Cộng hoà Áo. Tiếp sau đó là lần lượt các nước đã thành lập Toà án Hiến pháp của quốc gia mình như Ý (năm 1984); Cộng hoà liên bang Đức (năm 1949); Ân Độ (năm 1949); Lúc-xăm-bua, Xy-ri (năm 1950); Sip ( năm 1960);…; Thái Lan (năm 1997; Séc và Xlô-va-kia-a (năm 1968);…
Kể từ khi ra đời, đã trải qua hơn 100 năm tồn tại, mô hình Toà án Hiến pháp đã có sự phát triển và ngày càng hoàn thiện. Dần có nhiều hơn các quốc gia trên thế giới lựa chọn mô hình bảo hiến thông qua Toà án Hiến pháp như là một giải pháp thúc đẩy dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền.
2. Vị trí của Toà án Hiến pháp trong bộ máy nhà nước
Hiện nay, có nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề định vị vị trí chính xác của Toà án Hiến pháp sẽ thuộc nhánh quyền lực nào. Hai luồng quan điểm chủ yếu được đề cập đến nhiều nhất là Toà án Hiến pháp thuộc về nhánh quyền lực tư pháp. Lý do giải thích cho quan điểm này là bởi hầu hết các Toà án Hiến pháp được ghi nhận trong Hiến pháp, có cùng tên gọi là “Toà án” với các Toà án tư pháp và hoạt động theo một trình tự tố tụng tương tự.
Luồng quan điểm thứ hai thì cho rằng cơ quan bảo hiến – trong đó có Toà án tư pháp không nên thuộc bất kỳ một nhánh quyền lực nào, không phải lập pháp, không phải hành pháp và cũng không phải tư pháp. Bởi đôi lúc thẩm quyền của các cơ quan này cũng vươn tới các việc lập pháp, tiến hành thực thi pháp luật và giám sát cả hoạt động tư pháp để đảm bảo các hoạt động này nằm trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật. Do vậy, về bản chất, chúng sẽ không thuộc bất kỳ một nhánh quyền lực nào mà là một thiết chế độc lập, với mục đích bảo Hiến, giám sát, đảm bảo các nhánh quyền lực tuân thủ phạm vi, quyền hạn của mình.
3. Vài trò của Toà án Hiến pháp
So với các cơ quan nhà nước khác, Toà án Hiến pháp là cơ quan có lịch sử hình thành vẫn còn khá mới. Sự ra đời của Toà án Hiến pháp là kết quả của việc nhận thức cần phải có cơ chế độc lập nhằm bảo vệ Hiến pháp – đạo luật cơ bản, nền tảng chính trị, pháp lý thể hiện quyền lực nhân dân và chủ quyền của một quốc gia. Chính bởi lẽ đó, Toà án Hiến pháp có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp một cách chặt chẽ và triệt để, bảo vệ tính tối thượng của Hiến pháp và bảo đảm các quy định trong Hiến pháp được thực thi một cách đúng đắn và đầy đủ nhất.
Bên cạnh đó, Toà án Hiến pháp còn thể hiện vai trò khác là giám sát hành vi của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp liên quan tới việc bảo Hiến. Trong một số trường hợp, khi tuyên bố hoả động của một đảng phái là vi Hiến, việc tuyên bố này không nhằm can thiệp vào tình hình chính trị của đất nước mà đơn giản chỉ là thực hiện chức năng bảo hiến của Toà án Hiến pháp. Chỉ cần ảnh hưởng tới việc thực hiện Hiến pháp, Toà án Hiến pháp sẽ can thiệp.
Vị trí, vai trò của Toà án Hiến pháp đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của nhiều nước trên thế giới, như:
Hiến pháp Bồ Đào Nha có quy định:
Toà án Hiến pháp là Toà án có chức năng và quyền lực chuyên trách bảo đảm công lý trên cơ sở nội dung Hiến pháp và pháp luật.
Luật Toà án Hiến pháp Bun-ga-ri có quy định:
Toà án Hiến pháp bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, Toà án Hiến pháp độc lập với các nhành quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong hoạt động của mình, Toà án Hiến pháp chỉ tuân theo các quy định của Hiến pháp và Luật này.
Hay Luật Toà án Hiến pháp Ba Lan có quy định:
Toà án Hiến pháp Ba Lan là cơ quan được giao quyền kiểm tra tính phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật và cấc điều ước quốc tế với Hiến pháp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiến pháp quy định.
4. Đặc điểm của Toà án Hiến pháp
Do đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau nên Toà án Hiến pháp ở mỗi quốc gia cũng mang những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể tới các đặc trưng cơ bản ở thiết chế này mà hầu như quốc gia nào cũng có:
Thứ nhất, Toà án Hiến pháp thường được thành lập ở các quốc gia có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân công tương đối rõ rệt;
Thứ hai, Toà án Hiến pháp là cơ quan có vai trò chuyên trách trong việc bảo vệ Hiến pháp, giám sát hành vi của các cơ quan, cá nhân khác theo khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật đề ra và có quyền phán xử các vụ việc thuộc phạm vi giám sát của Hiến pháp, kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Toà án Hiến pháp không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc như toà án tư pháp thông thường và không có chức năng phúc thẩm, tái thẩm như Toà án tối cao [1];
Thứ ba, các phán quyết của Toà án hiến pháp có thể xuất phát từ một vụ việc cụ thể hoặc thông qua đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
Thứ tư, thủ tục giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án Hiến pháp là thủ tục đặc biệt. Mục đích hướng tướng tuyên bố một đạo luật, văn bản hoặc một hành vi có hợp hiến hay không;
Thứ năm, Toà án Hiến pháp hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Phán quyết của Toà án Hiến pháp có hiệu lực chung thẩm, không thể bị kháng cáo hay xem xét lại bởi bất kỳ cơ quan nào, có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các bên có liên quan.
5. Thẩm quyền của Toà án Hiến pháp
Toà án Hiến pháp được Hiến pháp trao cho các thẩm quyền như sau:
Thứ nhất, giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật và các điều ước quốc tế
Mục đích của việc trao thẩm quyền này cho Toà án Hiến pháp nhằm việc bảo đảm cho sự thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm cho quyền lập pháp không vượt trên Hiến pháp sao co các văn bản pháp luật mà quốc gia ban hành hoặc các điều ước quốc tế mà quốc gia định tham gia không mâu thuẫn, xung đột với đạo luật gốc của chính quốc gia đó. Đây được coi như thẩm quyền đầu tiên và cơ bản nhất của Toà án Hiến pháp ở bất kỳ một đất nước nào.
Việc giám sát này có thể xảy ra trước khi ban hành văn bản pháp luật hoặc sau khi ban hành văn bản pháp luật. Toà án Hiến pháp sẽ không tự mình xem xét tính hợp hiến của các đạo luật đó mà dựa vào yêu cầu của các chủ thể có quyền theo quy định của Hiến pháp hoặc các văn bả liên quan. Điều này đôi khi làm hạn chế quyền của Toà án Hiến pháp nhưng cũng là cơ chế để tránh sự chuyên quyền của Toà án Hiến pháp và đảm bảo sự cân bằng trong thể chế bộ máy nhà nước và việc kiểm soát, điều tiết quyền lực.
Thứ hai, giải thích Hiến pháp. Tại nhiều quốc gia, việc giải thích Hiến pháp được trao cho Toà án Hiến pháp. Việc này xuất phát từ nguyên tắc “Không ai tự làm quan toà cho bản thân mình trong một vụ việc”. Việc một cơ quan độc lập, có vai trò bảo hiến giải thích Hiến pháp sẽ có giá trị khách quan hơn giải thích của chính Nghị viện. Bản chất của việc giải thích Hiến pháp này về cơ bản tạo cơ sở cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động theo đúng quy định trong đạo luật gốc này.
Thứ ba, giải quyết khiếu kiện đối với văn bản, hành vi vi Hiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Đối với vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã dành cho công dân của mình quyền khiếu nại, khiếu kiện đối với các văn bản pháp luật hoặc các hành vi vi phạm Hiến pháp của các cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân có thẩm quyền. Để được giải quyết khiếu kiện, công dân phải thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục pháp lý theo quy định. Nội dung giải quyết của Toà án chỉ liên quan tới việc văn bản pháp luật hoặc hành vi đó có ảnh hưởng đến hiệu lực hoặc xâm phạm các nội dung cơ bản trong Hiến pháp hay không. Thông thường, các vụ việc này phần lớn liên quan trực tiếp tới quyền cơ bản của con người và công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Các nội dung dân sự khác không thuộc thẩm quyền của Toà Hiến pháp sẽ không được giải quyết.
Thứ tư, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền. Toà án Hiến pháp tại nhiều quốc gia được trao quyền giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước thuộc các nhánh quyền lực khác nhau hoặc giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa chính quyền bang với liên bang,… Khi giải quyết các vụ việc này, Toà án Hiến pháp sẽ giữ vai trò trọng tài, giải thích thẩm quyền trong từng vụ việc theo quy định Hiến pháp, pháp luật nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các nhành quyền lực. Việc trao thẩm quyền này nhằm điều hoà mâu thuẫn chứ không nhằm mục đích không chế các quyền lực khác.
Thứ năm, giải quyết các tranh chấp trong các cuộc bầu cử và trung cầu ý dân. Cụ thể, Toà án hiến pháp được trao quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các cuộc bầu cử và quy trình, thủ tục trưng cầu ý dân.
Thứ sáu, xem xét các vấn đề liên quan đến miến nhiệm nghị sĩ và cách chức các quan chức, tham gia vào luận tội quan chức cấp cao của Nhà nước;
Thứ bảy, phán quyết về tính hợp hiến trong mục đích và hoạt động của các đảng phái chính trị; giải tán đảng phái.
[1]: Theo Cơ chế bảo hiến của Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2005.
Nguồn: Sưu tầm và biên tập.