1. Khái niệm cạnh tranh, quy tắc cạnh tranh 

Cạnh tranh (Competition) là một quá trình đấu tranh qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một quá trình khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường. 

hay nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp để cố gắng giành lấy khách hàng hoặc khách hàng của doanh nghiệp khác bằng cách cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn…

=> Vậy ta có thể rút ra một số đặc điểm của cạnh tranh như sau:

Cạnh tranh mang bản chất là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Hiểu một cách đơn giản, nói đến cạnh tranh là nói đến một quá trình nỗ lực có sự tham gia nhiều chủ thể kinh tế cùng chung một mục tiêu. Nếu trong thị trường chỉ có một chủ thể kinh tế, sẽ không xảy ra cạnh tranh. Đồng thời, thị trường có nhiều chủ thể kinh tế, tuy nhiên các chủ thể kinh tế lại không có cùng mục tiêu thì cạnh tranh và sức ép của cạnh tranh cũng thấp. Mục tiêu cạnh tranh cơ bản của các doanh nghiệp là tồn tại và phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, cao hơn nữa là gia tăng thị phần, mở rộng thị trường, dẫn đầu thị trường ngách… Mục tiêu cạnh tranh chung của người tiêu dùng là tối đa hóa sự tiện lợi hay mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm.

Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế luôn phải tuân thủ một số các quy tắc, ràng buộc chung được quy định bằng văn bản hay các “luật lệ bất thành văn” đến từ hệ thống pháp luật của quốc gia; đặc điểm và nhu cầu thị hiếu của khách hàng hay thông lệ, tập quán kinh doanh trên thị trường… Tất cả nhằm mục đích đảm bảo tính lành mạnh trong cạnh tranh.

Phương pháp cạnh tranh. Khi nhắc đến phương pháp cạnh tranh, chắc hẳn ta sẽ nghĩ đến bán giá thấp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều phương pháp khác như: đa dạng dòng sản phẩm, thúc đẩy xúc tiến bán hàng…

Cạnh tranh có thể xem như là động lực của hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Nó cho phép cơ chế thị trường vận hành, nhất là về mặt cung đáp ứng cầu và hoạt động hữu hiệu của cơ chế giá. Các qui tắc cạnh tranh là công cụ để nhận ra sự thâm nhập qua lại của các thị trường quốc gia, liên kết chúng lại, che chắn cho những rào cản tư nhân không bị thay thế bằng những rào cản Nhà nước.

Như đã nói ở trên, theo nghĩa rộng nhất, thuật ngữ “qui tắc cạnh tranh” bao gồm những qui tắc chống độc quyền (anti-trust), viện trợ của Nhà nước, độc quyền Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh.

Như vậy, qui tắc chống độc quyền và doanh nghiệp quốc doanh như thế nào?

– Các qui tắc về chống độc quyền tập trung vào những hành vi giành lấy thị trường. Mục đích là ngăn cản các cácten, các thoả thuận tương tự khác hay những tập quán làm biến dạng cạnh tranh, hoặc xoá bỏ những tác động tiêu cực của những thoả thuận hoặc tập quán đó. Những qui tắc ấy cũng nhằm ngăn cấm sự lạm dụng vị trí thống trị, cũng như cấm việc lập ra hay tăng cường vị trí thống trị bằng cách tập trung, tác động đáng kể đến cơ cấu thị trường.

Cùng với các qui tắc cạnh tranh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất có khả năng duy trì giâ thành thấp và hấp dẫn, cung cấp hàng hoá và dịch vụ với giá thấp nhất có thể được.

 

2. Các quy tắc cạnh tranh và WTO

Cho đến nay, Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không bao gồm các điều khoản luật cạnh tranh cổ điển.

Đó một phần là do thiếu sự thoả thuận chung về những yếu tố cơ bản nêu trong đó. Hơn nữa không có sự đồng thuận về việc thiết lập một cơ chế điều chỉnh cạnh tranh có quyền năng toàn cầu.

Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng WTO tại Singapore tháng 12/1996, người ta quyết định “thiết lập một nhóm công tác để nghiên cứu các vấn đề do các Thành viên nêu ra liên quan đến tác động qua lại giữa chính sách thương mại và cạnh tranh, bao gồm cả tập quán chống cạnh tranh, nhằm minh định bất cứ lĩnh vực nào có thể xứng đáng để xem xét trong khuôn khổ WTO”

Trong một thông báo của uỷ ban châu Âu gửi Hội đồng, nêu đề nghị thành lập nhóm công tác, EC nhằm vào việc triển khai một khuôn khổ quốc tế cho các qui tắc cạnh tranh.

Thông báo nêu, cùng với những điểm khác, là “một khuôn khổ như vậy có thể bao gồm riêng cam kết của tất cả các nước thông qua các quy tắc cạnh tranh trong nước, cơ cấu hiệu lực và đối với một số nước giới hạn, một công cụ cho phép trao đổi thông tin giữa các tổ chức thực thi cạnh tranh, một công cụ yêu cầu hành động ở thị trường nước ngoài và một cơ chế giải quyết tranh chấp liên chính phủ”. Cuối cùng các vấn đề cạnh tranh được đề cập tới trong các công cụ khác nhau dưới sự bảo trợ của OECD và UNCTAD.

 

3. Các Hiệp định hợp tác song phương về quy tắc cạnh tranh

Số lượng ngày càng tăng các quốc gia tiến hành đàm phán các hiệp định song phương về hợp tác giữa các tổ chức cạnh tranh.

Những điều khoản chính của hiệp định bao gồm: (a) thông báo những trường hợp quan tâm chung do các tổ chức thực thi cạnh tranh điều hành và trao đổi thông tin về các vấn đề chung liên quan tới thực hiện, hợp tác và phối họp hành động của các tổ chức thực thi cạnh tranh có liên quan; (b) “ tình hữu nghị truyền thống” (a traditional comity) nghĩa là mỗi bên đồng ý xem xét những lợi ích quan trọng của bên kia khi thi hành các qui tắc cạnh tranh; và (c) “một tình hữu nghị tích cực” (a positive comity) nghĩa là mỗi bên có thể yêu cầu bên kia tiến hành những biện pháp cần thiết liên quan đến hành vi chống cạnh tranh xảy ra trong lãnh thổ mình, miễn là hành vi ấy tác động đến lợi ích quan trọng của bên yêu cầu.

Ngày 25-10-1996, uỷ ban được uỷ quyền bước vào đàm phán vói Hoa Kỳ để củng cố điều khoản tình hữu nghị tích cực, được cho là một điều khoản quan trọng nhất trong hiệp định, ý định nhằm giới thiệu một qui tắc cho rằng, trong một số hoàn cảnh nhất định, một bên thông thường treo lại hoặc nhượng bộ những hoạt động hiệu lực.

Ngày nay, những nỗ lực ấy đã dẫn đến một Hiệp định mới, dưới tên gọi là Hiệp định tình hữu nghị tích cực 1998. Các hoàn cảnh được mô tả rõ, trong đó một yêu cầu về tình hữu nghị tích cực thông thường được đưa ra, và cách thức những yêu cầu ấy cần được xử lý. Hiêp định 1998, giống như Hiệp định 1991, không điều chỉnh và cũng không đòi hỏi một thay đổi nào trong luật hiện có.

Tuy nhiên, Hiệp định có qui định rằng, trong một số trường hợp, một Bên sẽ thông thường treo lại hoặc nhượng bộ những hoạt động hiệu lực của riêng mình. Các tập đoàn sáp nhập lại không nằm trong phạm vi của Hiệp định, do qui định pháp lý về sáp nhập của cả hai bên không cho phép nhượng bộ hay treo hành động như Hiệp định đã thông qua.

 

4. Các công cụ bảo vệ thương mại và các qui tắc cạnh tranh

Phá giá tạo nên một tập quán bán hàng ở nước ngoài theo giá thấp hơn giá thị trường trong nước mình. Nó tạo thành sự phân biệt giá gây tổn thất vật chất cho ngành công nghiệp nội địa, điều đó các qui tắc GATT/WTO đã lên án, do đó có thể đặt ra những biện pháp chống phá giá.

Tập quán trợ cấp (viện trợ từ Nhà nước) có thể vấp phải các thuế nhập khẩu đối kháng, miễn là các trợ giá đó có gây tổn hại vật chất cho ngành công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu hàng.

Tại những thị trường hợp nhất hoàn toàn có những qui tắc hài hoà hoá, kết hợp với các qui tắc chung về cạnh tranh có hiệu lực, thì ít có sự trợ giúp đối với các công cụ bảo vệ thương mại, như thuế nhập khẩu chống phá giá và đối kháng. Tại Liên minh châu Âu (EU), những hành động như vậy bị loại trừ trong thương mại nội bộ Cộng đồng, và Hiệp định EEA cũng tuân theo như vậy. Các biện pháp chống phá giả và đối kháng bị loại trừ ở EEA khi “cộng đồng có được” (acquis communautaire) đã hội nhập đầy đủ vào Hiệp định EEA.

Ngược lại, uỷ ban coi như có quyền sử dụng sự trợ giúp của các công cụ này đối với trường hợp cá hồi nuôi của Na Uy, vì lý do là sản phẩm này nằm ngoài danh mục chung của Hiệp định và do đó không chiểu theo đầy đủ các qui tắc hài hoà hoá, kể cả các qui tắc cạnh tranh.

 

5. Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

​- Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) này được kí ngày 23/10/1947 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1948. GATT tồn tại cho đến ngày 31/1/1995. Tổ chức kế thừa GATT là Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, GATT là diễn đàn đàm phán. Trong 48 năm hoạt động, GATT trải qua 8 vòng đàm phán: vòng Giơnevơ năm 1947 đàm phán về thuế; vòng Annecy (năm 1949) đàm phán về thuế, vòng Torquay (1950- 1951) đàm phán về thuế, vòng Giơnevơ (1955- 1956) đàm phán về thuế; vòng Dillon (1961- 4962) đàm phán về thuế; vòng Kennedy (1964- 4967) đàm phán về thuế và các biện pháp chống phá giá; vòng Tôkyô (1973-1979) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định khung; vòng Uruguay (1986-1994) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tác, các dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt, may mặc, nông nghiệp và việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

– Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): WTO là viết tắt của cụm từ World Trade Organization. Đây là tổ chức thương mại thế giới được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới vào ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. 

WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết, hoạt động như một diễn đàn nhằm đàm phán các hiệp định thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên và hỗ trợ nhu cầu của các nước đang phát triển. WTO đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo hướng bền vững và bao trùm.

Tính đến hết năm 2019, WTO đã có 164 thành viên chính thức, 2 nước tham gia gần đây nhất là Afghanistan và Liberia (tháng 7/2016). Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/1/2007. Trở thành thành viên của WTO giúp Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng và mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ với các thành viên khác trong tổ chức, chiếm 87% GDP toàn cầu.  

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).