– Công ty TNHH là một pháp nhân – một thực thể pháp lý trừu tượng và độc lập (trong tiếng Anh gọi là artificial legal person hay Separate legal entity). Công ty độc lập và tách bạch hoàn toàn với các chủ thể đã tạo lập ra nó và đưa tài sản taọ lập nên tài sản của nó về mặt pháp luật.

– Thành viên công ty không nhiều, thường bị giới hạn ở mức tối đa và thường là những người quen biết nhau. Các nhà làm luật thường không chấp nhận mô hình công ty này có số lượng thành viên quá lớn. Bên cạnh đó, các thành viên của mô hình công ty này thường có mối quan hệ với nhau về nhân thân: có thể là người trong dòng họ, gia đình hay bạn bè, thân thiết ở mức độ có thể tin cậy và chia sẻ. Tính chất của các mối quan hệ này gần giống như của công ty đối nhân (mà điển hình là các hơp danh – partnership).

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

– Bản chất của loại công ty này mang tính đóng chứ không mở như công ty cổ phần. Đặc tính này có liên quan chặt chẽ đến việc huy động vốn từ công chúng của loại công ty này trong sự so sánh với công ty cổ phần. Các loại công ty này thường không được quyền huy động vốn từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng một cách công khai. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể của việc phát hành chứng khoán có khác nhau ở các quốc gia. Có quốc gia cấm công ty TNHH phát hành mọi loại chứng khoán, có quốc gia cho phép nó phát hành giấy nhận nợ – trái phiếu (debenture) để vay vốn từ bên ngoài… Tuy nhiên, tất cả các nước đều không cho nó phát hành cổ phiếu (Shares) để huy động vốn từ công chúng vì nếu cho phép nó phát hành cổ phiếu vì nếu cho phép nó phát hành cổ phiếu,khi đó nó sẽ trở thành công ty cổ phần. Dù khả năng huy động vốn từ công chúng đến đâu, tất cả đều không thể làm thay đổi tư cách và số lượng thành viên bằng việc phát hành chứng khoán. Về cơ bản, chứng khoán có hai loại: các chứng chỉ đầu tư ở dạng cổ phiếu để trở thành cổ đông công ty và loại thứ hai là các trái phiếu ghi nợ, ai là chủ sở hữu thì họ là chủ nợ của công ty. Tính khép kín, tính đóng của loại công ty này không cho phép nó phát hành cổ phiếu vì phát hành cổ phiếu là huy động thêm vốn điều lệ, người mua nó sẽ trở thành chủ sở hữu, trở thành thành viên của công ty.

– Khả năng thay đổi thành viên của loại hình công ty này khó khăn hơn so với công ty cổ phần. Nếu các cổ đông trong công ty cổ phần có thể chuyển nhượng cổ phần một cách dễ dàng thì điều đó lại bị hạn chế hơn trong công ty TNHH. Như đã phân tích, công ty TNHH là mô hình công ty “nằm giữa” công ty cổ phần và công ty đối nhân, các thành viên công ty thường là những người quen biết, tin cậy nhau, vì vậy nếu các thành viên được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác thì sẽ có khả năng công ty sẽ tiếp nhận những thành viên mi hoàn toàn xa lạ, không quen biết. Vì thế, thông thường điều lệ của công ty TNHH có các quy định mang tính hạn chế việc tự do chuyển nhượng vốn cho người bên ngoài. Chẳng hạn như việc chuyển nhượng vốn ra bên ngoài phải được ¾ thành viên đồng ý, hay thành viên muốn chuyển nhượng phải ưu tiên chào bán phần vốn của mình cho các thành viên công ty, nếu các thành viên còn lại không mua hoặc mua không hết, lúc đó mới có thẻ bán cho ngươi bên ngoài. Đây cũng là đặc điểm thể hiện tính khép kín của loại hình công ty này. Tuy nhiên, xu hướng pháp luật thế giới và Việt Nam hiện nay có sự thay đổi theo hướng dễ dàng hơn đối với việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên công ty TNHH. Pháp luật của nhiều nước theo truyền thống Common Law như Anh, Australia để việc xác định điều kiện chuyển nhượng cho các thành viên công ty thông qua bản điều lệ của họ. Ở Việt Nam, Luật DN 1999 và Luật DN 2005 cũng thể hiện sự dễ dàng hơn đối với việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên công ty TNHH so với luật công ty 1990.

SOURCE: TỪ THẢO – Global Invest Co.ltd – TÁC GIẢ CUNG CẤP

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.