1. Vận đơn và tác dụng của vận đơn.

– Cơ sở pháp lý: Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

“Điều 148. Chứng từ vận chuyển

1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện…”

Vậy vận đơn chính là một loại chứng từ vận chuyển, nó được làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Tác dụng của vận đơn cũng được thể hiện ngay trong khái niệm này, theo đó vận đơn có những tác dụng sau:

  • Vận đơn được dùng làm tài liệu đi kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán sẽ gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng;
  • Vận đơn hàng hóa chính có tác dụng là căn cứ xác thực để nhận hàng, xác định số lượng hàng mà người bán sẽ gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn);
  • Vận đơn đóng vai trò như một chứng từ để cầm cố, mua bán và thực hiện việc chuyển nhượng hàng hóa;
  • Vận đơn cũng chính là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm hay những người khác có liên quan;
  • Vận đơn là căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng;
  • Vận đơn là căn cứ khai báo hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

Trân trọng!.

 

2. Trường hợp vận đơn không để ai là người vận chuyển thì làm thế nào xác định ai là người vận chuyển?

Theo Điều 159 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về ký phát vận đơn đã nêu:

“1. Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn.

2. Vận đơn có thể được ký phát dưới dạng sau đây:

a) Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;

b) Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;

c) Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.

3. Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó.”

Theo đó quy định tại Điều 160, khoản 1 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, một trong những nội dung quan trọng của vận đơn phải ghi rõ tên và trụ sở chính của người vận chuyển. Tiếp đó, khoản 2 của Điều này quy định: “Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển. Trường hợp vận đơn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều này ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.”

Vậy trường hợp vận đơn không để ai là người vận chuyển thì chủ tàu được coi là người vận chuyển, theo đó chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.

Trân trọng!

 

3. Vận đơn có thể được ký phát dưới những dạng nào theo pháp luật hàng hải hiện nay?

Thứ nhất, “Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.” (khoản 2 điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015).

Thứ hai, theo quy định của pháp luật hàng hải, cụ thể là Điều 159 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về ký phát vận đơn như sau:

“1. Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn.

2. Vận đơn có thể được ký phát dưới dạng sau đây:

a) Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;

b) Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;

c) Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.

3. Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó.”

Theo điều luật trên, khi có yêu cầu của người giao hàng thì người vận chuyển sẽ có nghĩa vụ ký pháp cho người giao hàng một bộ vận đơn.

Theo đó:

  • Người giao hàng là người họ có thể tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
  • Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
  • Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Vận đơn có thể được ký phát dưới 3 dạng:

– Vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng đây được gọi là vận đơn đích danh;

– Vận đơn ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, đây gọi là vận đơn theo lệnh;

-Vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, trường hợp này gọi là vận đơn vô danh.

4. Vận đơn đích danh là gì?

Vận đơn (Bill of Lading – viết tát là B/L) là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.

Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

-“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Vận đơn đích danh là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng, không giống vận đơn theo lệnh – tức là chỉ ghi chung chung nhất có thể.

Theo đó, vận đơn đích danh chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng đã đích danh chính người đó nhận. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.

5. Vận đơn theo lệnh

Vận đơn theo lệnh là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai chữ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng.

Ví dụ như sau: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…” (To order of the Bank for Foreign Trade of Vietnam…). Trường hợp này vận đơn chỉ ghi hai từ: “Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai, ai là người ra lệnh, lúc này người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.

Vì tính chất của vận đơn theo lệnh như vậy nên vận đơn theo lệnh này có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển.

Vậy vận đơn theo lệnh là loại vận đơn B/L không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng trên đó mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order). Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh.

Đối với vận đơn theo lệnh, tại mục người nhận hàng (Consignee) có thể ghi như sau:

  • To order of shipper – theo lệnh của người gửi hàng: Khi thể hiện theo lệnh người gửi hàng, hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người được chỉ định của người ký hậu đó, chính là người gửi hàng (shipper). Nhiều trường hợp, trên vận đơn chỉ được ghi là “To order” thì vận đơn đó được hiểu là theo lệnh của người gửi hàng;
  • To order of consignee – theo lệnh của người nhận hàng: Vận đơn này được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó;
  • To order of bank – theo lệnh của ngân hàng phát hành: Trên B/L thông tin của ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn. Khác với vận đơn đích danh, do tính chất linh hoạt về người nhận hàng nên vận đơn này trong mua bán quốc tế được dùng khá phổ biến, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu chuyển nhượng ghi trên bill để chuyển từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.

Trân trọng!

6. Vận đơn vô danh

Đây là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi thông tin gì thêm.

Vận đơn này hoàn lại hoàn toàn trái ngược với vận đơn đích danh ở trên ta vừa phân tích – tức là chỉ đích danh một chủ thể nhận hàng. Mà theo Vận đơn vô danh là người vận chuyển giao hàng sẽ cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ.

Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bàng cách trao tay.

Trân trọng!