Trên thế giới có nhiều điều ước quốc tế có liên quan về sở hữu trí tuệ do nhiều tổ chức khác nhau quản lý, có phạm vi khác nhau. Để tạo thuận lợi cho quý khách hàng theo dõi, Công ty Luật LVN Group xin tổng hợp các điều ước quốc tế có liên quan về sở hữu trí tuệ như sau:

Dữ liệu được cập nhật đến tháng 6/2019.

I. Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

STT

Tên Văn bản

Ngày ký kết/thông qua

Bố cục

1

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade-Related Aspect of Intellectual Property Rights TRIPS)

15/04/1994, được sửa đổi: 06/12/2005

07 phần: 73 điều (chưa tính điều 31bis)

II. Trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO)

STT

Tên Văn bản

Ngày ký kết/thông qua

Bố cục

1

Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Convention Establishing theWorld Intellectual Property Organization) – Tên thường gọi: Công ước Stokholm 1967

14/07/1967, được sửa đổi: 28/09/1979

21 điều

2

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Paris Conventionfor the Protection of Industrial Property)

20/03/1883, được sửa đổi: 14/12/1900, 02/06/1911, 06/11/1925, 02/06/1934, 31/10/1958, 14/07/1967, 28/09/1979

30 điều (chưa tính các điều: 4bis, 4ter, 4quater, 5bis, 5ter, 5quater, 5quinquies, 6bis, 6ter, 6quater, 6quinquies, 6sexies, 6septies, 7bis, 10bis, 10ter)

3

Hiệp ước hợp tác sáng chế (Patent Cooperation Treaty – PCT)

19/06/1970, được sửa đổi: 02/10/1979, 03/02/1984

03 chương: 69 điều

4

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks)

14/04/1891, được sửa đổi: 14/12/1900, 02/06/1911, 06/11/1925, 02/06/1934, 15/06/1957, 14/07/1967, 28/09/1979

18 điều (chưa tính các điều: 3bis, 3ter, 4bis, 5bis, 5ter, 8bis, 9bis, 9ter, 9quater)

5

Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks)

27/06/1989, được sửa đổi: 03/10/2006, 12/11/2007

16 điều (chưa tính các điều: 3bis, 3ter, 4bis, 5bis, 5ter, 9bis, 9ter, 9quater, 9quinquies, 6sexies)

6

Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (International Convention for the Protection of New Varieties of Plants)

02/12/1961, được sửa đổi: 10/11/1972, 23/10/1978, 19/03/1991

10 chương: 42 điều

7

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne Conventionfor the Protection of Literary and Artistic Works)

09/09/1886, được sửa đổi: 04/05/1896, 13/11/1908, 20/03/1914, 02/06/1928, 26/06/1948, 14/07/1967, 24/07/1971, 28/09/1979

38 điều (chưa tính các điều: 2bis, 6bis, 7bis, 10bis, 11bis, 11ter, 14bis, 14ter, 29bis) và 01 phụ lục

8

Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (International Convention for the Protection of Performers,
Producers of Phonograms and Broadcasting Organizations
) – Tên thường gọi: Công ước Rome 1961

26/10/1961

34 điều

9

Công ước về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép (Convention for the Protection of Producers of PhonogramsAgainst Unauthorized Duplication of Their Phonograms) – Tên thường gọi: Công ước Geneva 1971

29/10/1971

13 điều

10

Công ước về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa truyền qua vệ tinh (Convention Relating to the Distributionof Programme-Carrying Signals Transmitted by Satellite) – Tên thường gọi: Công ước Brussels 1974

21/05/1974

12 điều

11

Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế (Budapest Treaty on the International Recognition of the Depositof Microorganisms for the Purposes of Patent Procedure)

28/04/1977, được sửa đổi: 26/09/1980

04 chương: 20 điều

12

Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế (Strasbourg AgreementConcerning the International Patent Classification)

24/03/1971, được sửa đổi: 28/09/1979

17 điều

13

Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp (Treaty on Intellectual Propertyin Respect of Integrated Circuits) – Tên thường gọi: Hiệp ước Washington 1989

26/05/1989

20 điều

14

Hiệp ước luật nhãn hiệu (Trademark Law Treaty – TLT) – Tên thường gọi: Hiệp ước Geneva 1994

27/10/1994

25 điều

15

Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu (Nice Agreement Concerning the International Classificationof Goods and Services for the Purposes of the Registration of Marks)

15/06/1957, được sửa đổi: 14/07/1967, 13/05/1977, 28/09/1979

14 điều

16

Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu (Vienna Agreement Establishing an International Classificationof the Figurative Elements of Marks)

12/06/1979, được sửa đổi: 01/10/1985

17 điều

17

Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ (Lisbon Agreement for the Protection of Appellations of Origin and their International Registration)

31/10/1958, được sửa đổi: 14/07/1967, 28/09/1979

18 điều

18

Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (The Hague Agreement Concerning the International Registration of Industrial Designs)

02/07/1999

04 chương: 34 điều

19

Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp (Locarno Agreement Establishing anInternational Classification for Industrial Designs)

08/10/1968, 28/09/1979

15 điều

20

Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty – WCT)

20/12/1996

25 điều

21

Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WIPO Performances and Phonograms Treaty – WPPT)

20/12/1996

05 chương: 33 điều

III. Trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

STT

Tên Văn bản

Ngày ký kết/thông qua

Bố cục

1

Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ (ASEAN Framework Agreement on Intellectual Property Cooperation)

15/12/1995

08 điều

2

Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand (Agreement Establishing The ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade Area (AANZFTA)) (phần sở hữu trí tuệ)

27/02/2009

IV. Trong khuôn khổ các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các đối tác

STT

Tên Văn bản

Ngày ký kết/thông qua

Bố cục

1

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

08/03/2018

2

Hiệp định về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Agreement between the United States of America and the Socialist Republic of Vietnam on Trade Relation) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

13/07/2000

3

Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Agreement on Scientific and Technological Cooperation between the Government of the United States of America and the Government of the Socialist Republic of Vietnam) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

17/11/2000

4

Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Swiss Federal Council on the Protection of Intellectual Property and on Co-operation in the Field of Intellectual Property)

07/07/1999

09 điều

5

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Agreement between Japan and the Socialist Republic of Viet Nam for an Economic Partnership – VJEPA) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

25/12/2008

6

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (Free Trade Agreementbetween the Government of the Republic of Chile and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam – VCFTA) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

11/11/2011

7

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (Free Trade Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Korea – VKFTA) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

05/05/2015

8

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (Free Trade Agreement between the Socialist Republic of Viet Nam, of the one part, and the Eurasian Economic Union and its Member States, of the other part) (các quy định về sở hữu trí tuệ)

29/05/2015

V. Quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ

Hiện hành, các quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ chủ yếu:

1. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 36/2009/QH12); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14).

2. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

3. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

4. Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/08/2010 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng; Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
5. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
6. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.
7. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
8. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2010 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN) và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN); Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN); Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN).
9. Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan; Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL; Thông tư số 35/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL.
9. Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

và tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, Điều 3 Luật SHTT quy định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

>> Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group