1. Mở đầu vấn đề
Trường hợp thông thường nhất dẫn tới các biện pháp tự vệ là: “Nếu do những diễn biến không thể lường trước và do ảnh hưởng của các nghĩa vụ mà một bên ký kết phải gánh chịu theo Hiệp định này, kể cả giảm thuế, thì bất kỳ sản phẩm nào được nhập vào lãnh thổ của bên ký kết đó với những số lượng gia tăng tới mức và do đó sẽ gây ra hay đe dọa gây tôn hại nghiêm trọng tới các nhà sản xuất trong nước đối với các sản phẩm tương tự hay các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp…”. Điều kiện tiên quyết này được diễn giải trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT) 1947 và giải pháp cho vấn đề này đã tác động mạnh tới các hiệp định thương mại khác.
Dưới đây ta sẽ cùng tìm hiểu các giải pháp trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
2. Các giải pháp trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT)
Theo Điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT) 1947 giải thích rõ những điều kiện và các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ để đối phó với tình trạng nhập khấu gia tăng.
Rõ ràng là, số lượng thông báo thấp cho thấy sự viện dẫn tới các biện pháp tự vệ như quy định của điều này vừa nêu không được phổ biến trong các thành viên.
Lý do chính dường như là một số nước thành viên không hài lòng về hai trong các điều kiện được nêu trong điều này: (1) thuế phải được tái áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đối với ngành kinh tế liên quan chứ không thể chỉ nhằm vào những nước xuất xứ của vấn đề; (2) về phần mình, các nước bị ảnh hưởng được phép ngừng thực hiện các nghĩa vụ khác. Dường như các giải pháp thay thế cho các vấn đề nêu trên được ưa thích hơn, nhất là các biện pháp cân cân thanh toán và các thỏa thuận “hạn chế xuất khẩu tự nguyện” (VER) hoặc “sắp xếp thị trường có trật tự” (OMA). Số lượng các giải pháp thay thế gia tăng này được coi là “các biện pháp trong miền xám” và ngoài phạm vi Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT), là nguyên nhân chính dẫn tới việc kêu gọi củng cố các quy tắc và cơ chế cưỡng chế thực thi hệ thống kinh doanh đa biên này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm lối ra cho tình trạng bế tắc này, song giải pháp chỉ được tìm ra trong Vòng đàm phán Uruguay.
3. Các giải pháp trong Tổ chức Thương mại thế giớ (WTO)
Hiệp định mới của Tổ chức Thương mại thế giớ (WTO) về các Biện pháp Tự vệ (gọi tắt dưới đây là Hiệp định SG) chỉ ra các biện pháp tự vệ như là các hành động khẩn cấp có thể áp dụng trong trường họp nhập khẩu gia tăng như nêu trong Điều XIX.
Sau khi các cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên có liên quan tiến hành điều tra và phù hợp với các thủ tục nội địa đã được công bố trước, các biện pháp bảo vệ được áp dụng có thế bao gồm hạn chế lượng nhập khẩu hay tăng thuế lên cao hơn mức thuế quy định (theo WTO).
Các biện pháp này phải là tạm thời và phải được xóa bỏ dần dần. về nguyên tắc, các biện pháp này phải là phi chọn lụa (túc là áp dụng đối với nhập khẩu từ tất cả các nuớc đối vói ngành sản phẩm có liên quan) và nước thành viên âp dụng các biện pháp tự vệ này phải bồi thường cho các nước bị ảnh hưởng. Việc khởi sự điều tra, tìm ra thiệt hại nghiêm trọng cũng như quyết định áp dụng cấc biện pháp tự vệ phải được thông báo lên ủy ban phụ trách về các Biện pháp tự vệ được thành lập qua Biện pháp Tự vệ (Hiệp định SG).
Một số thuật ngữ chính như thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng, công nghiệp trong nước v.v… đều được định nghĩa trong Hiệp định này. Trong quá trình điều tra, những bên liên quan có thể trình bày quan điểm và nhận xét của mình về quan điểm và ý kiến của các bên khác.
Điều khoản này cùng với nội dung khác sẽ bổ trợ cho việc xác định liệu biện pháp phác thảo này có phải vì lợi ích công chúng hay không, chứ không chỉ có lợi cho một ngành công nghiệp cụ thể nào. Sau khi cuộc điều tra kết thúc, các nhà chức trách buộc phải công bó báo cáo về kết quả điều tra. Trước khi áp dụng một biện pháp tự vệ, cần phải tổ chúc cấc cuộc tham vấn với các nước thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giớ (WTO) có quyền lợi to lớn như các nước xuất khẩu các sản phẩm có liên quan.
Từ lâu, nhiều nước có thuế suất thực tế ở mức thấp hơn thuế suất ràng buộc theo Tổ chức Thương mại thế giớ (WTO), họ có thể tăng chúng đến mức ràng buộc mà không viện dẫn đến Điều XIX. Sự mềm dẻo tương tự tồn tại liên quan đến sản phẩm ở nơi không có jhue suất ràng buộc. Tuy nhiên khi thuế suất cao hơn thuế ràng buộc được coi là cần thiết để giảm dòng nhâp khẩu ồ ạt được viện dẫn là những biện pháp tự vệ phù hợp với Điều XIX.
Biện pháp Tự vệ (Hiệp định SG) còn xác định rằng một biện pháp chỉ nên quy định ở mức cần thiết để tránh thiệt hại, và về nguyên tắc không nên duy trì biện pháp này qua bốn năm. Nếu cần kéo dài tối đa thêm bốn năm nữa, thì cần làm lại từ đầu một thủ tục tương tự và cần phải chứng minh được rằng ngành công nghiệp bị ảnh hưởng đang tiến hành điều chỉnh. Đối với bất kỳ biện pháp nào kéo dài hơn ba năm, cần phải tiến hành rà soát “giữa kỳ”. Hiệp định SG hạn chế việc tái áp dụng cùng một biện pháp đối với cùng ngành sản phẩm.
Nếu sự trì hoãn do đòi hỏi của thủ tục lại gây ra thiệt hại khó có thể sửa chữa, thì các biện pháp tạm thời (như chỉ tăng thuế) có thể được áp dụng, song chỉ trong tối đa là 200 ngày. Những quyết định này cần phải được thông báo lên ủy ban phụ trách về các Biện pháp Tự vệ và các cuộc tham vấn phải được bắt đầu ngay.
Biện pháp Tự vệ (Hiệp định SG) cấm các biện pháp “miền xám” mới, và những biện pháp hiện hành phải được thông báo dựa trên quan điểm chúng phải được bỏ dần trong vòng 4 năm sau khi Tổ chức Thương mại thế giớ (WTO) có hiệu lực.
Theo Biện pháp Tự vệ (Hiệp định SG), một ủy ban về các Biện pháp Tự vệ đã được thành lập phụ trách theo dõi Hiệp định, rà soát lại những thông báo về biện pháp tự vệ, hỗ trợ tổ chức các cuộc tham vấn v.v… Cơ chế Giải quyết Tranh chấp WTO có thể được áp dụng cho lĩnh vực này theo các điều khoản liên quan.
4. Ví dụ cụ thể về công tác xử lý một biện pháp tự vệ trong WTO
Argentina – Các Biện pháp Tự vệ về Nhập khẩu Giày dép, đơn khiếu nại của các Cộng đồng châu Âu (WT/DS121/1). Đơn khởi kiện này đề ngày 3/4/1998 về các biện pháp tự vệ tạm thời và dứt khoát của Achentina đối với nhập khầu giầy dép.
EC buộc tội rằng theo Nghị quyết 226/97 đề ngày 24/2/1997, Argentina áp dụng một biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức các mức thuế nhập khẩu giày dép thi hành từ ngày 25/2/1997.
Tiếp sau đó, Argentina đã ban hành Nghị quyết 987/97 đặt ra biện pháp tự vệ dứt khoát đối với việc nhập khẩu giày dép có hiệu lực từ ngày 13/9/1997. EC tranh cãi rằng các biện pháp trên vi phạm các Điều 2,4,5,6 và 12 của Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ, và Điều XIX Hiệp định GATT 1994. Ngày 10/6/1998, EC đề nghị thành lập một bồi thẩm đoàn. Tại cuộc họp ngày 23/7/1998, Ban giải quyết tranh chấp đã thành lập một bồi thẩm đoàn. Braxin, Indonesia, Paraguay, Mỹ và Uruguay bảo lưu quyền là những bên thứba đối với cuộc tranh chấp này. Bồi thẩm đoàn kết luận rằng biện pháp của Argentina không phù họp với các Điểu 2 và 4 của Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ. Báo cáo của bồi thẩm đoàn được công bố vào ngày 25/6/1999.
Vào ngày 15/9/1999, Argentina thông báo ỳ định kháng cáo về một số vấn đề về luật và về những diễn giải luật pháp của bồi thẩm đoàn. Cơ quan phúc thẩm ủng hộ quyết định của bồi thẩm đoàn cho rằng biện pháp của Argentina không phù hợp với các Điều 2 và 4 của Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ, song đảo ngược một số kết qùầ và kết luận của bồi thầm đoàn về vấn đề mối quan hệ giữa Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ và Điều XIX Hiệp định GATT1994 và nói rõ rằng các biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với các nguồn cung cấp của nước thứ3 không nằm trong khôi MERCOSUR. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được chuyển tới các thành viên ngày 14/12/1999. Ngày 12/2/ 2000 Ban giải quyết tranh chấp đẵ chấp thuận Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và Báo cáo của bồi thẩm đoàn sau khi được Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm điều chỉnh.
5. Bình luận, nhận xét ví dụ về công tác xử lý một biện pháp tự vệ trong WTO
Đáng lưu ý là trong tình huống này, cả bồi thẩm đoàn và Cơ quan phúc thẩm kiểm tra kỹ báo cáo kết luận của mình về việc liệu Argentina có được biện minh đưa vào nhập khẩu từ các nước đối tác Mercosur trong việc phân tích hàng nhập khẩu, thiệt hại và hậu quả, trong khi miễn cho các nước này không phải áp dụng các biện pháp tự vệ. cả hai ví dụ điển hình của Tổ chức Thương mại thế giớ (WTO) kết luận rằng cách giải pháp này không phù hợp Với các điều khoản của WT0, dù vì những lý do khác nhau.
Các quy tắc tự vệ đặc biệt đã được nhất trí đối với các sản phẩm dệt và nông phẩm. Điều 5 của Hiệp định về Nông nghiệp quy định chi tiết “những điều khoản tự vệ đặc biệt” với mục đích cơ bản là xác định một câch chặt chẽ câc điều kiện có thể dẫn tới việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong kinh doanh nông phẩm, đề ra những giới hạn nhất định về mức đô của câc biện pháp này và giới hạn thời gian áp dụng câc biện pháp này. Những điều kiện cần phải thực hiện được xác định rõ hoặc về mặt số lượng hoặc một mức giá tham khảo nào đó nếu như giá nhâph khẩu sản phẩm hạ thấp. Điều 6 của Hiệp định Dệt may đề ra “một cơ chế tự vệ chuyển đổi cụ thể” cho phép cùng với những nội dung khác, áp dụng các biện pháp trên cơ sở từng thành viên vói nhau.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).