1. Dịch vụ Internet là gì?

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

2. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:

a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;

b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật Viễn thông 2009 quy định về quyền của người sử dụng Internet như sau:

“Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông

1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;

c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;

e) Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;

g) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;

h) Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;

i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu giữ trên mạng viễn thông;

k) Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.”

2. Những hành vi bị cấm trong sử dụng internet

Người sử dụng dịch vụ internet cũng cần phải lưu ý không thực hiện các hành vi bị pháp luật cấm sau đây;

– Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Việt Nam:

+ Gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố;

+ Gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

+ Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đổi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

+ Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quần sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; và

+ Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xầm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên internet của tổ chức, cá nhân;

– Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng;

– Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tồ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên internet; và

– Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điểu khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên internet.

Theo đó, luật hiện hành cũng quy định một cách chi tiết những hành vi bị cấm trong hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đề cập ở trên. Cụ thể:

+ Cấm nhập khẩu, sản xuất, cung cấp, quảng cáo, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử có nội dung thể hiện hình ảnh, âm thanh, hành động giết người, tra tấn người tàn ác, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; hành động làm đứt, rời các bộ phận trên cơ thể người; hình ảnh máu me ghê sợ; hình ảnh, âm thanh, hành động khiêu dâm, dung tục, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em; các hành vi vi phạm liên quan đến lợi dụng việc cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng nhằm chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Cấm quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ gốm có dịch vụ trò chơi GI và dịch vụ trò chơi G2, G3, G4; và

+ Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm liên quan đến lợi dụng việc cung cấp sử dụng internet và thông tin trên mạng nhằm chống lại Nhà Nước Việt Nam, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Khi cá nhân nào có hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước; gây phương hại đêh an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm, cũng như sử dụng trái phép thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên internet và các hành vi khác. Và hành vi này có dãy đủ dẫu hiệu cấu thành tội phạm gồm hành vi, mức độ nguy hiểm, xâm phạm chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyển, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Một số tội phạm hình sự phổ biến liên quan đến sử dụng internet.

3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet

Người nào thực hiện một trong các hành vi: Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật Hình sự; Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; hoặc Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 VNĐ trở lên; hoặc Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 7 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.

4. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác

Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyển quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Thu lợi bất chính lớn; Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc Tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điểu khiển giao thông; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; hoặc Gầy hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.

5. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị sô thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi: Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiến tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hoặc Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiển từ 10.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lẩn; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới 200.000.000 VNĐ; Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đ VNĐ đến dưới 500.000.000 VNĐ; hoặc Gầy hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 VNĐ trở lên; hoặc Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.