1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Có thể thấy việc một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.

 

2. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ quy định: 

“1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

Theo đó, ta phân tích cụ thể các đối tượng này như sau: 

Đối tượng quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

 

 

 

3. Các Hiệp định Thương mại tự do giữa EFTA và các nước thứ ba 

Hiện có nhiều cách hiểu về các Hiệp định thương mại tự do. Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau.

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement)… nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên.

Thành viên của các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA), người ta hay dùng từ chung là “nền kinh tế”.

Các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) có thể là song phương (02 Thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn 02 Thành viên). Phạm vi “thương mại” trong các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…).

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA) được thành lập ngày 3.5.1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).

Hiệp ước EFTA được ký ngày 4.1.1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó). Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA (trong đó Na Uy và Thụy Sĩ là các hội viên sáng lập). Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz.

Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sĩ – chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.

Năm 1999 Thụy Sĩ ký một bộ thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm nhiều lãnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rào cản trở buôn bán như việc di chuyển nhân công cùng vận tải hàng hóa và kỹ thuật giữa đôi bên. Sự tiến triển này thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới.

Do những phần về thương mại trong các Hiệp định của EFTA và EC giống nhau về bản chất, nên có thể lấy những bản do EFTA ký kết làm ví dụ FTAs của EFTA như sau:

Mục tiêu cơ bản của FTAs là đảm bảo tính song hành với EC, tức là hàng xuất khẩu từ các nước EFTA được đối xử bình đẳng với hàng xuất khẩu từ EC sang các nước thứ ba. Vì vậy, các Hiệp định về thục chất được lấy mẫu theo các điều khoản liên quan đến thương mại của các Hiệp định Hiệp hội EC. Bên cạnh đó Công ước EFTA và các FTA trước đây giữa EEC và các nước EFTA cũng được sử dụng làm mẫu.

FTAs áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệp thuộc các chương từ 25 đến 97 của HS, trừ các chất Casein và một số Albumin nhất định, đối với nông sản chế biến ghi trong Nghị định thư A và đối vói cá cùng các hải sản khác như đã nêu trong Phụ lục II. Việc kinh doanh nông sản cơ bản được điều chỉnh bởi các thoả thuận song phương giữa các nước EFTA và cấc nước đối tác.

Do điều kiện kinh tế của nhiều nước đối tác đặc biệt và phức tạp, phần lớn FTAs là không cân xứng, cho phép các nước đối tác duy trì suốt thời kỳ chuyển đổi những hạn chế thương mại về một loại sản phẩm nhất định. Các thoả thuận chuyển đổi đặc biệt dược nêu trong các Phụ lục. Thời kỳ chuyển đổi kéo dài khác nhau từ 4 đến 12 năm.

 

4. Các Hiệp định Thương mại tự do giữa EFTA và các nước thứ ba về quyền sở hữu trí tuệ

Như đã nói ở trên, Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau. Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement)… nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên.

Tất cả các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) do EFTA ký với các nước thứ ba đều gồm có các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ. Những hiệp định đó có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm đàm phán và trình độ bảo hộ của các nước đối tác.

Sau khi Hiệp định TRIPS có hiệu lực thi hành, các Quốc gia EFTA nhất trí rằng các điều khoản phải tương thích với Hiệp định TRIPS và cần phải nâng cấp.

Hiện nay, các điều khoản đã đề nghị với các đối tác thương mại tự do đều dựa trên cơ sở một nội dung mẫu, mặc dù các phiên bản cuối cùng có thể thay đổi, phụ thuộc vào tình hình của nước đối tác.

Mục đích của các điều khoản này nhằm qui định một sự bảo hộ thoả đáng, hữu hiệu và không phân biệt đối xử về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các biện pháp chống lại sự xâm hại, làm giả và đánh cắp, để cho các quyền đó có hiệu lực. Các điều khoản đó dựa trên các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia phù hợp với Hiệp định TRIPS. Các điều khoản cụ thể hơn nữa liên quan đến trình độ bảo hộ và các tiêu chuẩn thoả đáng cũng được biên soạn và đề cập tại Phụ lục kèm theo các FTAs.

 

5. Kết thúc vấn đề

Người ta thực hiện ý đồ khái quát chung những nỗ lực quốc tế và châu Âu, nhằm cải tiến và hài hoà hoá quyền sở hữu trí tuệ. Rõ ràng trong thập kỷ vừa qua, đã có những tiến bộ lớn về hợp tác quốc tế, nhất là việc thông qua Hiệp định TRIPS và những hiệp ước WIPO về bản quyền. Những việc đó đã tác động đến luật pháp quốc gia và khu vực. Tình trạng có đi có lại đã bị huỷ bỏ trong EU và tiếp đó là EEA đối với việc bảo hộ các sơ đồ chi tiết sản phẩm bán dẫn nhờ vào Hiệp định TRIPS. Một đề nghị mới để hài hoà hoá các vấn đề bản quyền trong Liên minh Châu Âu (EU) phần lớn dựa vào các hiệp ước WIPO về bản quyền.

Sự phát triển nhanh chóng của những công nghệ mới với hàm lượng trí tuệ cao có nghĩa là các quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn là một lĩnh vực chủ yếu về luật pháp và hài hoà hoá. Sự hài hoà hoá quốc tế thoả đáng là điều cốt lõi để tránh sự biến dạng thương mại và là cơ sở cho sự hợp tác khu vực tiến triển.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).