Khách hàng: Thưa Luật sư, chồng tôi là Vũ Văn K là dược sĩ, anh ấy đã bán nhầm thuốc cho người bệnh dẫn đến người bệnh bị chết.
Vậy anh chồng tôi phải chịu hình phạt gì và những bao nhiêu năm tù vậy ạ?
Cảm ơn!
Trả lời:
 

1. Xác định tội phạm

Theo như lời bạn kể, anh nhà bạn do cẩu thả mà đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống dẫn đến bênh nhân chết.

Vậy theo Điều 128 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

 

Vậy anh nhà chị đã vô ý làm chết người, anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

 

2. Xác định hình phạt

Theo khoản 1 Điều 128 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị Tòa án áp dụng khung hình phạt từ là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên vì anh nhà bạn làm dược sỹ nên Tòa án có thể sẽ quyết định cấm anh hành nghề trong một thời gian nhất định phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì theo Điều 41 Bộ luật quy định như sau:

Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

 

Vậy hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án là anh nhà bạn khi xét thấy nếu để anh đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

 

3. Cấm cư trú theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất

Theo Điều 42 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 42. Cấm cư trú

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.

Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm cư trú là một trong những hình phạt bổ sung được Bộ luật hình sự quy định, theo đó buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ỏ một số địa phương nhất định trong thời hạn từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù.

Theo quy định của Điều 1, Điều 12 Luật Cư trú 2006 quy định:

“Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo đó nơi cư trú của công dân gồm:

– Chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.

– Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

– Trường hợp không xác định được theo các quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”

Việc cấm người bị kết án phạt tù không được cư trú (tạm trú hoặc thường trú) ở địa phương nhất định chính là à nhằm hạn chế, ngăn ngừa họ lợi dụng sự am hiểu đị bàn, cũng như những mối quan hệ xã hội mà họ đã có trước đây hoặc các điều kiện thuận lợi khác ở địa phương đó để phạm tội lại.
Tuy nhiên theo Điều luật trên chưa quy định cụ thể rằng địa phương nào không được tạm trú hoặc thường trú mà chỉ quy định chung chung. Vậy sẽ tùy thuộc vào căn cứ hình phạt của Tòa án ra quyết định.
“Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù” theo đoạn này luật quy định Cấm cư trú sẽ không áp dụng đối với trường hợp áp dụng các biện pháp như: Cảnh cáo, phạt tiền hay cải tạo không giam giữ và tù chung thân. Ở đây, pháp luật quy định cấm cư trú chỉ đối với trường hợp phạt tù. có thể là tù có thời hạn.
 

4. Hình phạt quản chế theo quy định của Bộ Luật hình sự

Theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;…”

Và theo Điều 43 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 43. Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Vậy hình phạt quản chế trong Bộ luật hình sự là một trong những hình phạt bổ sung đối với một người phạm tội.

Theo Điều 43 Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

Người bị kết án chính là Tòa án ra bản án tuyên bố một người phạm tội do hành vi của mình gây ra theo quy định của Bộ luật hình sự.

Người kết án này sẽ bị buộc phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương với mục đích ngăn ngừa việc lợi dụng các điều kiện thuận lợi về cư trú, đi lại để phạm tội mới, đồng thời qua đó cũng cải tạo, giáo dục, tạo điều kiện tái hòa nhập xã hội cho người bị kết án.

Cũng theo Điều luạt quy định trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Như vậy, so với điều 42. Cấm cư trú quy định: Đây là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Trường hợp này không đề cập đến vấn đề có bị tước quyền công dân hay không. Nhưng theo hình phạt quản chế là hình phạt bổ sung co tính nghiêm khắc hơn so với hình phạt cấm cư trú này.

Theo đó, người bị quản chế bị đặt dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật như sau:

Điều 44. Tước một số quyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Như vậy Điều 44, người là công dân thì sẽ bị tước một số quyền như: Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo Điều luật, phạm vi áp dụng hình phạt quản chế này được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy him hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Tội phản bội tội quốc, tội gián điệp…

Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

 

5. Xác định hình phạt của người phạm tội

Khách hàng: Thưa Luật sư tôi có một câu hỏi như sau: Giả sử có Anh H (công dân Việt Nam) đang chuẩn bị làm tình báo, cung cấp tài liệu, thông tin, bí mật của Việt Nam để đưa sang Trung Quốc nhằm phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy anh H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị phát hiện không ạ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, theo Điều 110 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 110. Tội gián điệp

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.

Vậy H đang chuẩn bị làm tình báo (tức là làm gián điệp cho Trung Quốc. Vậy A sẽ bị xử lý hình sự với mức hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên theo Điều Điều 43 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 43. Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Tùy vào mức độ mà anh H có thể bị phạt hình phạt bổ sung là quản chế theo quy định của Bộ luật này.

Trân trọng!