Luật sư tư vấn:

1. Các hình thức phát triển nhà ở xã hội

Điều 53 Luật Nhà ở năm 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, quy định:

1. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua (Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).

2.    Doanh nghiệp, hợp tác xã bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, để bán hoặc mua, thuê nhà ở để cho người lao động trong đơn vị mình thuê nhưng có sự ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 58 và Điều 59 của Luật này.

3.    Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất ở hợp pháp của mình để cho thuê, cho thuê mua, bán nhưng có sự ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

 

2. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Điều 54 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

1.    Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 19 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

2.     Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

3.    Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội mà không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê quy định tại khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởng cơ chế ưu đãi xây dựng nhà ở để cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hội để cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ở xã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.

4.    Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thâm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê, giá thuê mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.

 

3. Nội dung lấy ý kiến thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Khoản 6 Điều 3 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội – Gọi tắt là Nghị định 100/2015/NĐ-CP) được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP (Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có hiệu lực thi hành từ ngày ký – gọi tắt là Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Nội dung lấy ý kiến thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bao gồm:

a)    Các nội dung lấy ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

b)    Việc lựa chọn quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội (trường hợp sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công);

c)     Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chí để được làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định này;

d)     Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;

đ) Các cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ khác).

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở – Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật LVN Group (tổng hợp)