1. Khái quát chung về dẫn dộ tội phạm

Khái niệm dẫn độ nói chung và dẫn độ tội phạm nói riêng có rất nhiều quan điểm khác nhau đƣợc ghi nhận trong các từ điển, tác phẩm nghiên cứu và cả quan điểm của các quốc gia khi đƣa ra khái niệm dẫn độ tội phạm, có thể kể đến một số quan điểm về dẫn độ tội phạm như sau:
Theo từ điển Cambridge thì “dẫn độ là việc đƣa một người nào đó trở lại quốc gia mà họ bị cáo buộc là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc gia đó để xét xử.” Định nghĩa này đưa ra chưa thực sự thể hiện rõ ý nghĩa củahoạt động này, ta chưa thấy được chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ là ai?
Mặt khác theo từ điển Oxford “dẫn độ tội phạm là việc dẫn độ một người bị buộc tội hoặc bị kết án đổi với một tội phạm.” Định nghĩa này đã tiếp cận tới đối tượng của hoạt động dẫn độ (người bị buộc tội hoặc bị kết án đối với một tội phạm), điều đó có nghĩa là cá nhân đó bị buộc tội hoặc kết án về hành vi vi phạm theo luật hình sự của quốc gia. Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) đã đƣa ra khái niệm dẫn độ tội phạm gần với các quy định thực tiễn hiện nay theo đó “dẫn độ tội phạm là việc một quốc gia (quốc gia được yêu cầu) trao trả một cá nhân đang hiện diện trong lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) để xét xử hoặc để thi hành một bản án đã có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của cá nhân này trên lãnh thổ quốc gia yêu cầu

2. Đặc điểm của dẫn độ tội phạm

Về chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm là quốc gia độc lập có chủ quyền, đây cũng là chủ thể cơ bản và phổ biến trong Luật quốc tế. Các quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng các điều ƣớc quốc tế về dẫn độ tội phạm đồng thời cũng trở thành một bên trong quan hệ này (có thể là bên yêu cầu dẫn độ, bên đƣợc yêu cầu dẫn độ).
Cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động hợp tác dẫn độ Luật quốc tế thường xem xét đến việc quốc gia đƣợc yêu cầu đáp ứng yêu cầu dẫn độ tội phạm và thực hiện dẫn độ tội phạm đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình đấy là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Quyền này đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia, quốc gia có toàn quyền quyết định trong việc có cho phép một cá nhân đƣợc hiện diện trên lãnh thổ nƣớc mình hay không? Dẫn độ tội phạm liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của quốc gia nó không tồn tại dƣới dạng nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ với quốc gia khác. Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm chỉ phát sinh trong trường hợp các quốc gia tiến hành ký kết điều ƣớc quốc tế có nội dung về dẫn độ tội phạm với quốc gia khác.
Nguồn của hoạt động dẫn độ tội phạm là những hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm về dẫn độ tội phạm. Một số nguồn điều chỉnh hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia có thể kể đến như: Điều Ước quốc tế (Hiệp định mẫu về dẫn độ của Liên Hợp Quốc năm 1990, Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957, Công ước Liên đoàn các nước Ả Rập về dẫn độ năm 1945,…), các điều ước quốc tế song phƣơng (ví dụ như Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam với Đại Hàn Dân Quốc năm 2003,…), tập quán quốc tế, luật quốc gia,…..
Đối tượng chính của hoạt động dẫn độ tội phạm là các tội phạm mà cá nhân thực hiện trên lãnh thổ quốc gia mình và đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia khác, Khoa học Luật Hình sự quốc tế ghi nhận 3 loại hình tội phạm là: Tội ác quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế và tội phạm hình sự chung

3. Các nguyên tắc dẫn độ tội phạm theo quy định của Pháp luật quốc tế

3.1. Nguyên tắc có đi có lại

Nguyên tắc có đi có lại là một trong những nguyên tắc pháp lý rất quan trọng và phổ biến, có thể hiểu “có đi có lại” là thái độ tích cực giữa các chủ thể, đưa ra những hành động đối ứng hoặc có liên quan hay sự tƣơng ứng về cách đối xử trong quan hệ giữa hai quốc gia. Quan hệ giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế phát triển trên cơ sở sự bình đẳng, tự nguyện và có đi có lại, nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau khi xây dựng các quan hệ quốc tế, theo đó mỗi quốc gia sẽ dành sự đối xử tƣơng ứng với những điều kiện đã nhận đƣợc trong quan hệ với quốc gia khác. Sự tương ứng ở đây có thể hiểu là những lợi ích tƣơng xứng, nhưng đôi khi cũng có thể là sự trả đũa tương xứng (trả đũa thương mại, cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao,….)
Nguyên tắc này quy định, các quốc gia đƣợc yêu cầu dẫn độ chỉ tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm, nếu nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ tương tự phát sinh thì quốc gia đối tác hữu quan theo yêu cầu của quốc gia này. Đây là nguyên tắc truyền thống và phổ biến nhất trong hoạt động dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế, thể hiện rõ nhất sự bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đƣợc ghi nhận trong Luật quốc tế thì nguyên tắc này còn được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia như: Luật dẫn độ tội phạm của Trung Quốc năm 2000, Luật tương trợ Tư pháp của Việt Namnăm 2007,…

3.2. Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình

Đây là nguyên tắc được ghi nhận hầu hết ở các điều ước quốc tế song phương và đa phương, nguyên tắc này chịu ảnh hưởng lớn từ thuộc tính chính trị pháp lý mà chỉ quốc gia có được đó là chủ quyền và quốc tịch. Ngoài việc không dẫn độ công dân nước mình nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân, nguyên tắc này còn được lý giải bởi nguyên nhân xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư. Xuất phát từ thuộc tính chính trị pháp lý mà chỉ quốc gia có trong quan hệ quốc tế, các quốc gia có quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ với lãnh thổ, dân cư. Nguyên tắc này trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng đƣợc các quốc gia ủng hộ ghi nhận trong các điều ƣớc quốc tế có nội dung về dẫn độ tội phạm quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này là quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác, nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình.
Tuy nhiên Luật quốc tế cùng đã có những quy định thừa nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc này đó là trong trƣờng hợp cá nhân của một quốc gia phạm các tội ác quốc tế (ví dụ như tội xâm lược, tội ác chiến tranh, tội phạm diệt chủng, tội chống lại loài người,…) phải bị dẫn độ cho Tòa án quốc tế hoặc Tòa án quốc gia khác xét xử. Cộng đồng quốc tế thừa nhận ngoại lệ này do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của loại hình tội phạm này đối với sự ổn định và phát triển của nhân loại, thực tiễn đã chứng minh ngoại lệ này phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế.

3.3. Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị

Đây cũng là một nguyên tắc phổ biến trong hoạt động dẫn độ tội phạm, nguyên tắc này được hình thành cùng với nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình và đƣợc ghi nhận trong các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm và cả pháp luật quốc gia. 
Nội dung của nguyên tắc này là quốc gia đƣợc yêu cầu có thể từ chối dẫn độ của quốc gia khác đối với các cá nhân mà quốc gia này cho rằng đã phạm các tội về chính trị. Tuy nhiên hiện nay khái niệm về tội phạm chính trị vẫn chưa được thống nhất trong thực tiễn quan hệ quốc tế khi bàn về tính chính trị của loại tội phạm này. Luật quốc tế đã ghi nhận những ngoại lệ của nguyên tắc này cụ thể là nếu cá nhân thực hiện các hành vi giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của, quốc gia thì không được coi là tội phạm chính trị và sẽ bị dẫn độ sau khi tiến hành hành vi vi phạm. Ngoại lệ này đƣợc ra đời với mục đích bảo đảm cho việc cá nhân tiến hành các hành vi chống lại sự hòa bình và ổn định của quốc gia phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật đối với hành động của mình.

3.4. Nguyên tắc định danh kép

Theo nguyên tắc này hoạt động dẫn độ chỉ đƣợc tiến hành khi hành vi do cá nhân bị dẫn độ thực hiện đƣợc định danh là hành vi phạm tội theo quy định hiện hành của pháp luật cả hai quốc gia, đồng thời hành vi phạm tội phải được định án ở mức trừng phạt cụ thể đƣợc xác định theo ý chí của các quốc gia hữu quan và đƣợc ghi nhận trong các điều ƣớc quốc tế giữa các quốc gia hữu quan.
Tuy nhiên trong thực tiễn quan hệ quốc tế không thể đặt ra yêu cầu về các quy định trong quy định pháp luật của cả hai quốc gia phải giống nhau hoàn toàn và các yếu tố cấu thành tội phạm đƣợc ghi nhận trong các văn bản về luật hình sự của quốc gia. Do đó, hầu hết các quốc gia thường ghi nhận nguyên tắc định danh kép dƣới dạng hoạt động dẫn độ sẽ được thực hiện nếu một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội được quy định tương tự trong pháp luật của cả hai quốc gia. Việc này đòi hỏi cả hai quốc gia phải tiến hành xem xét toàn bộ các hành vi bị cáo buộc của ngƣời phạm tội, từ đó xác định các yếu tố cấu thành phạm tội và đưa ra kết luận về hành vi phạm tội đó có thỏa mãn nguyên tắc định danh kép hay không?

4. Các trường hợp không dẫn độ tội phạm

Thứ nhất, không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án với tội phạm khác: Một cá nhân được yêu cầu dẫn độ sẽ chỉ bị truy tố và xét xử đối với hành vi phạm tội dựa trên cơ sở định danh tội phạm được áp dụng tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội đó, hành vi này đã đƣợc cung cấp làm cam kết xét xử cá nhân bị dẫn độ với những hành vi phạm tội khác mà cá nhân đó đã thực hiện trong quá khứ sẽ bị coi là không đảm bảo điều kiện pháp lý. Trường hợp này quốc gia được yêu cầu hoàn toàn có thể từ chối dẫn độ tội phạm màvkhông bị coi là vi phạm Luật quốc tế.

Thứ hai, không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình: Dưới sự tác động mạnh mẽ của nhân quyền việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt của quốc gia khi xét xử các tội phạm, thì trong quan hệ hợp tác dẫn độ tội phạm, các quốc gia cũng đã đƣa ra thỏa thuận về trường hợp quốc gia được yêu cầu sẽ từ chối dẫn độ nếu nhƣ cá nhân được dẫn độ bị kết án tử hình đối với hành vi vi phạm của mình tại quốc gia yêu cầu hoặc quốc gia đó sẽ chấp nhận dẫn độ nếu nhận đƣợc sự cam kết của quốc gia yêu cầu rằng cá nhân đó sẽ không bị lĩnh án tử hình. Đây đƣợc coi là một phương thức hiệu quả và đƣợc áp dụng rộng rãi trong hầu hết các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm song phương cũng như đa phương.
Một số trường hợp không dẫn độ tội phạm khác: Hiện nay trong các điều ƣớc quốc tế song phương và đa phương trên thế giới cũng như trong pháp luật quốc gia còn quy định về một số trường hợp không bị dẫn độ khác cụ thể như: Không bị dẫn độ trong trường hợp cá nhân bị xét xử cùng một tội (Hiệp định mẫu của Liên Hợp Quốc về dẫn độ tội phạm năm 1970). Cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu hành vi phạm tội của được thực hiện ở quốc gia này mà quốc gia khác lại đưa ra yêu cầu dẫn độ (Hiệp định mẫu của Liên Hợp quốc về dẫn độ tội phạm năm 1970). Cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã chấm dứt (Công ước Châu Âu về dẫn độ tội phạm năm 1957)…..

Trên đây là bài viết sưu tầm và tổng hợp về các nguyên tắc dẫn độ tội phạm theo quy định của Pháp luật Quốc tế.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group