Luật sư tư vấn:

Cảm ơn Bạn, vấn đề này Luật LVN Group xin được trao đổi như sau:

Các quy định về hợp đồng cho vay không tách rời khỏi các nguyên tắc pháp lý cơ bản của quan hệ hợp đồng. Đó là các quyền tự do, bình đẳng giao kết, thực hiện hợp đồng với những giới hạn để bảo đảm lợi ích chung của hệ thống tín dụng.

 

1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết, thực hiện hợp đồng cho vay

Nguyên tắc này được phản ánh khá phổ biến trong các học thuyết triết học, tôn giáo và trong các đạo luật cổ. Quyền tự do giao kết hợp đồng mang tính nguyên tắc được pháp luật Việt Nam ghi nhận cả trong luật chung và luật chuyên ngành (Ví dụ: Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 1, 2 Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020), và là quyền cơ bản của con người được ghi nhận thông qua các giao dịch dân sự – kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Trong các quy định điều chỉnh hoạt động cho vay ngân hàng, các quyền này được thể hiện qua việc:

i) Các tổ chức tín dụng (với tư cách bên cho vay) được phép lựa chọn, tìm kiếm đối tác (khách hàng) để ký kết, thay đổi hợp đồng, từ chòi cho vay,…; quyền chủ động tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát vốn vay; giám sát nội bộ; thu hồi nợ;

ii) Đối vớii bên vay, đó là quyền được lựa chọn tổ chức tín dụng để vay vốn, thỏa thuận lãi suất,… đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện năng lực tài chính thực tế của mình.

Tự do hợp đồng không có nghĩa các bên được phép làm bất cứ những gì mình muốn. Sự can thiệp của Nhà nước vào hợp đồng vay thông qua các quy định về điều kiện hoặc những giới hạn về tỷ lệ tín dụng để duy trì và bảo đảm sự an toàn tối thiểu, bắt buộc các bên phải thực thi nghiêm túc. Phạm vi những giới hạn này dựa trên các nguyên tắc an toàn, hạn chế rủi ro, sự phát triển lành mạnh của các tổ chức tín dụng được nghiên cứu phổ biến. Vì vậy, bên cạnh luật hóa các quy định về quy chế hoạt động cho vay, Nhà nước còn phải tăng cường hoạt động giám sát và chế tài bằng biện pháp hành chính đối với tổ chức tín dụng, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Thay vì áp dụng đối với bên vay, nhằm định hướng cho các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi tham gia giao kết, thực hiện các trách nhiệm hợp đồng.

Trong chừng mực nhất định, xác định ranh giới giữa quyền tự do hợp đồng và phạm vi, mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quyền tự do đó dựa trên căn cứ nào, là công việc khó khăn đối với các nhà làm luật. Sự can thiệp của Nhà nước bằng các biện pháp mệnh lệnh hành chính, nếu không hợp lý sẽ cản trở các quyền tự do kinh doanh, cản trở sự phát triển tín dụng. Mặt khác, với đặc thù bên vay và bên cho vay gồm nhiều chủ thể có năng lực và địa vị khá đa dạng, trong khi các quy định về cho vay giải quyết vấn đề này phải trên cơ sở lợi ích chung của các chủ thể, bao gồm cả lợi ích của bên đi vay yếu thế, và bên cho vay có quy mô nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế.

 

2. Nguyên tắc thông nhất ý chí giữa các chủ thể trong hợp đồng cho vay

Các bên tự do giao kết hợp đồng dưới nhiều hình thức nhưng phải thống nhất ý chí. Nghĩa là họ phải đạt được sự đồng thuận cả về hình thức, nội dung của hợp đồng như đúng nghĩa, được các luật gia Catherine Elliott và Frances Quinn trong tác phẩm kinh điển “Contract Law” (Luật hợp đồng) nhận định:

“Để một hợp đồng tồn tại, thường một bên phải thực hiện một đề nghị giao kết hợp đồng, và bên kia phải chấp nhận nó. Một khi chấp nhận có hiệu lực, hợp đồng thường sẽ ràng buộc hai bên”.

Do đó, mọi hành vi đe dọa, bị lừa dối, nhầm lẫn có thể làm cho hợp đồng vạy bị vô hiệu, các bên phải chấm dứt thực hiện hợp đồng, khắc phục hậu quả xảy ra.

Những thỏa thuận trong hợp đồng cho vay hợp pháp sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Để đạt được thỏa thuận này, các bên phải trải qua quá trình gặp gỡ, đàm phán và giao kết hợp đồng kéo dài, hoặc tự quyết định thay đổi một phần nội dung của hợp đồng cho vay. Những sửa đổi, bổ sung này cũng phải được lập thành văn bản, là một phần không thể tách ròi bản hợp đồng được ký kết ban đầu, phản ánh đúng bản chất của quan hệ kinh tế, dân sự: Các chủ thể được thay đổi ý chí khi ký kết hợp đồng xuất phát từ nhu cầu, hoàn cảnh tín dụng thực tế.

 

3. Nguyên tắc cân bằng quyền và lợi ích của các bên

Quan hệ hợp đồng với bản chất là quan hệ lợi ích giữa các bên, nên phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Song trong quan hệ hợp đồng cho vay do tổ chức tín dụng chủ động soạn thảo và áp dụng theo mẫu thông nhất, làm hình thành một số thỏa thuận khung, được tổ chức tín dụng ấn định trước. Những thỏa thuận này thường không thay đổi trong quá trình đàm phán, ký kết với khách hàng, bên vay vẫn phải chấp nhận những bất lợi
(nếu có) do khó có thể can thiệp, tác động vào từng điều khoản (nội dung) này của hợp đồng.

Xét từ bản chất của một hợp đồng được ký kết do bên có thê mạnh chủ động soạn thảo, các thỏa thuận khung sẽ khó loại trừ hoàn toàn trong thực tiễn hợp đồng, sự tồn tại của chúng như một tất yếu. Do vậy, khi ban hành luật, hay giải quyết tranh chấp, theo tác giả, cần thiết phải làm rõ cơ chế thực hiện thỏa thuận khung có đúng pháp luật hoặc bất lợi cho bên vay hay không để xử lý, bác bỏ. Bên cạnh đó, cần kịp thồi bổ sung các quy định pháp luật để điều chỉnh, loại bỏ những lỗ hổng pháp lý, cân bằng quyền lợi hợp đồng, khi đó sẽ giải quyết, đáp ứng các yêu cầu về một bản hợp đồng bình đẳng.

 

4. Nguyên tắc hợp đồng cho vay phải được bảo đảm thực hiện nghiêm túc

Để bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng nói chung và nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, phí tín dụng nói riêng, tổ chức tín dụng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm, được ràng buộc bằng các điều khoản hợp đồng chặt chẽ.

Biện pháp này được bảo đảm thi hành thông qua các biện pháp chế tài hợp đồng, cơ chế giám sát, cưỡng chế, được tổ chức thực hiện bồi các cơ quan thực thi pháp luật. Đó là hệ thống các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp (Tòa án, thi hành án, công chứng, Luật sư của LVN Group,…) có chức năng giải quyết tranh chấp, cưõng chế thi hành án theo yêu cầu của các bên, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng, tuân thủ phán quyết có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền. Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, do đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền tệ, đồng thời xuất phát từ yêu cầu nhanh chóng, hiệu quả khoản vay, quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm còn được đặt ra, là thước đo đánh giá hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực này. Các thỏa thuận hợp đồng phải hướng đến mục tiêu của quyền chủ động đó, đồng thời nó phải được pháp luật ghi nhận.

Việc lựa chọn phương thức xử lý tài sản theo hướng chủ động, lựa chọn các cơ quan tòa án, trọng tài giải quyết tranh chấp phải được các bên tham khảo, suy tính đến ngay trước khi ký hợp đồng. Điều này là nhằm để thuận lợi hơn cho việc thực thi, giải quyết các tranh chấp về sau, bảo đảm sự ổn định hợp đồng, răn đe các tổ chức, cá nhân sẽ gánh chịu hậu quả, thiệt hại nặng nề hơn nếu họ cố tình sai phạm.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.