Các phương pháp cạnh tranh (methods of competition) là yếu tố của cách ứng xử thị trường nói lên cách thức tiến hành cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Nó có thể bao gồm các phương pháp như:
Cạnh tranh giá cả. Người bán có thể tìm cách hỗ trợ cho người mua bằng cách bán hàng cho họ với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Nhưng người bán phải luôn luôn nhớ rằng đối thủ cũng có thể bán với giá thấp hơn anh ta. Kết quả là, tất cả các doanh nghiệp đều bị giảm lợi nhuận.
Cạnh tranh phi giá cả. Phương pháp cạnh tranh này có 3 dạng: phân biệt sản phẩm thực tế và phân biệt sản phẩm thông qua nghệ thuật bán hàng, cạnh tranh bằng nhãn hiệu mới. Trong trường hợp thứ nhất, người bán tìm cách làm cho các sản phẩm tương tự về mặt kỹ thuật trở nên khác nhau thông qua việc thay đổi chất lượng, mẫu mã hoặc tăng công suất. Những nỗ lực như vậy nhằm làm cho người mua tưởng rằng hàng hoá của anh ta tốt hơn hàng hoá của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp thứ hai, người bán tập trung vào nỗ lực xúc tiến bán hàng như quảng cáo, quà tặng dùng thử, phát phiếu mua hàng không phải trả tiền, trình diễn thư, trưng bày hàng hoá, mở rộng mạng lưới cừa hàng bán lẻ. Những hành vi như vậy nhằm làm cho người tiêu dùng quen với hàng hoá, hướng sự chú ý của họ vào các thuộc tính nổi bật (thực sự hoặc tưởng tượng), khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp thứ ba, nhà cung cấp có thể đưa ra nhãn hiệu mới, thiết kế lại mẫu mã nhằm làm cho hàng hoá của anh ta giữ được khả năng cạnh tranh khi tiến bộ công nghệ hoặc sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng làm cho mức tiêu thụ của anh ta suy giảm.
Sản xuất với chi phí thấp. Mặc dù chi phí thấp không phải là công cụ cạnh tranh trực tiếp, nhưng đây là đường lối cơ bản để tăng cường vị thế của nhà cung cấp trên thị trường. Khả năng cắt giảm chi phí tạo điều kiện cho việc áp dụng biện pháp giảm giá (đối thủ không ứng phó được) hoặc tăng cường khả năng tài chính để phân biệt sản phẩm.
1. Phương pháp cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa rồi thể thao, hội họa,… và với mỗi lĩnh vực sẽ có những định nghĩa khác nhau, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh. Cùng với đó là những phương pháp cạnh tranh (methods of competition) là yếu tố của cách ứng xử thị trường nói lên cách thức tiến hành cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Nó bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp cạnh tranh giá cả, phương pháp cạnh tranh phi giá cả, phương pháp sản xuất với chi phí thấp hay phương pháp khác biệt hóa ….
2. Tại sao cần sử dụng phương pháp cạnh tranh?
Các công ty nói chung hay các công ty mới khởi nghiệp nói riêng có thể sử dụng công cụ lợi thế cạnh tranh để giúp họ tìm thấy giá trị cao hơn trong sản phẩm của mình, giá thấp hơn nhưng vẫn duy trì chất lượng và cung cấp các lợi ích cũng như dịch vụ tốt hơn. Việc lựa chọn chiến lược, phương pháp có thể dựa trên phạm vi hoạt động của công ty, ngoài ra sẽ còn tùy thuộc vào mức độ doanh nhân muốn tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, cạnh tranh không chỉ có vai trò quan trọng đặc biệt cho các doanh nghiệp mà còn cho cả người tiêu dùng với nền kinh tế thị trường. Theo đó đối với doanh nghiệp, nếu biết áp dụng các phương pháp cạnh tranh phù hợp thì việc cạnh tranh sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nhờ vào khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ sản phẩm lại là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không. Cạnh tranh chính là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Còn đối với người tiêu dùng, nhờ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng và giá thành phù hợp với túi tiền của họ. Và cuối cùng là đối với nền kinh tế thì cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh chính là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng góp phần gợi mở nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh.
3. Các phương pháp cạnh tranh hiệu quả hiện nay
Để có thể tồn tại trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì mỗi doanh nghiệp đều phải trang bị cho mình những phương pháp cạnh tranh hiệu quả, những lợi thế cạnh tranh nhất định. Theo đó có thể kể đến 04 phương pháp cạnh tranh hiệu quả nhất hiện nay đó là:
Phương pháp 1: Dẫn đầu chi phí:
Phương pháp lãnh đạo chi phí hay dẫn đầu chi phí giữ giá cho các sản phẩm và dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm có giá thấp hơn để tiết kiệm tiền. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí trong các ngành có độ co giãn cao, chẳng hạn như năng lượng và vận tải. Chiến lược này hiệu quả nhất đối với các công ty có thể sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm với chi phí thấp. Các doanh nghiệp này thường có phương pháp sản xuất với quy mô lớn, sử dụng công suất cao và có nhiều kênh phân phối khác nhau để hoạt động.
Mặc dù kiểm soát chi phí có rất nhiều lợi ích như duy trì lợi nhuận và mở rộng thị phần của doanh nghiệp, nếu may mắn thì doanh nhân sẽ có được tất cả, chiếm được lòng tin của khách hàng và tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn nhưng trong một số trường hợp, điều này sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới thành lập vì tỷ suất lợi nhuận thấp. Một nhược điểm nữa là phương pháp này có thể bị sao chép bởi những công ty khác và họ hoàn toàn có thể dễ dàng vượt trội hơn công ty của bạn
Dẫn đầu chi phí không hoạt động cho mọi ngành, vì vậy doanh nhân cần phải nghiên cứu ngành cũng như thị trường mục tiêu của mình hướng đến. Thêm vào đó, đôi khi tốt hơn hết là các doanh nghiệp nhỏ không nên cạnh tranh về giá nếu thị trường của họ bao gồm các đối thủ cạnh trạnh lớn và có địa vị thương hiệu mạnh.
Phương pháp 2: Khác biệt hóa:
Khác biệt hóa là một chiến lược thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, nhất là các công ty mới khởi nghiệp thường dùng để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Với phương pháp này, các doanh nghiệp dùng để phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của các đối thủ bằng cách nhấn mạng các tính năng cụ thể của sản phẩm. Một công ty đã hoạt động được một thời gian có thể sử dụng phương pháp này để chứng tỏ rằng sản phẩm ban đầu tốt hơn sản phẩm mới. Ngoài ra một công ty mới cũng có thể áp dụng phương pháp này để chứng minh rằng một phát minh mới, một sản phẩm mới có lợi hơn so với sản phẩm hiện có. Mục tiêu đều là thu hút nhiều khách hàng hơn thông qua các tính năng và chất lượng độc đáo, đồng thời cũng ngăn cản các đối thủ cạnh tranh giành được thị phần lớn hơn cho các sản phẩm.
Phương pháp 3: Tập trung chi phí:
Phương pháp tập trung vào chi phí cũng tương tự như phương pháp dẫn đầu về chi phí. Nhưng với phương pháp tập trung vào chi phí sẽ liên quan đến việc phục vụ cho một thị trường cụ thể. Phương pháp này vẫn liên quan đến việc cố gắng đưa ra mức giá thấp nhất, nhưng nó cố gắng nhắm mục tiêu vào một phân khúc thị trường duy nhất với các sở thích và nhu cầu cụ thể. Khi một công ty thực hiện được phương pháp tập trung chi phí, nó có thể thiết lập nhận thức về thương hiệu dễ dàng hơn trong một thị trường địa lý cụ thể
Phương pháp 4: Tập trung khác biệt hóa:
Phương pháp tập trung khác biệt hóa lại tương tự như phương pháp chiến lược lãnh đạo đặc biệt hóa ở chỗ cả hai phương pháp đều cố gắng làm nổi bật các thuộc tính và tính năng độc đáo của sản phẩm. Sự khác biệt giữa chúng là trong khi chiến lược dẫn đầu khác biệt hóa có thể liên quan đến việc thu hút một thị trường rộng lớn hơn thì phương pháp chiến lược tập trung khác biệt hóa lại liên quan đến việc thu hút một phân khúc thị trường cụ thể. Phương pháp này thường không có ưu tiên giá của các công ty dịch vụ. Vì nó cố gắng làm nổi bật các dịch vụ của công ty đó độc đáo như thế nào so với các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp 5: Chiến lược liên minh:
Chiến lược liên minh được coi là chiến lược then chốt trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đó là quan hệ đối tác chính thức hoặc không chính thức giữa hai hay nhiều tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu và cam kết chung của họ. Các chiến lược liên minh rất linh hoạt nên dễ hấp dẫn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thi trường. Phương pháp này rất hoàn hảo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp không có đủ nguồn lực vì nó làm giảm rủi ro và đầu tư, mang lại những nguồn lực mà doanh nghiệp đang thiếu. Tuy nhiên thì cũng không phải là vĩnh viễn, nó có vòng đời ngắn hơn và có thể làm giảm năng lượng và che đậy những điểm yếu, đồng thời khó quản lý.
Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến theo số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!