1. Khái niệm chính sách giải thích pháp luật

Hiện nay các tài liệu nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta đưa ra những khái niệm khác nhau về giải thích pháp luật.

Có quan điểm cho rằng, giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung của các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật (theo Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.373; Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên): Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật).

Quan điểm khác cho rằng, giải thích pháp luật theo quan điểm chung là hoạt động nhận thức để làm sáng tỏ bản chất, nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật được giải thích, nhằm bảo đảm cho sự nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật (theo Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Sđd).

Tuy nhiên, những quan niệm nêu trên là những quan niệm về giải thích pháp luật chứ không phải về chính sách giải thích pháp luật.

Nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới cũng có những quan niệm khác nhau về chính sách giải thích pháp luật.

Ví dụ, R.v. Puzikov cho rằng, chính sách giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động trí tuệ – ý chí, có ý thức của chủ thể tương ứng nhằm làm sáng tỏ và giải nghĩa các mục tiêu và nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật được thể hiện trong các quy phạm pháp luật, với mục đích áp dụng pháp luật chính xác nhất (theo R.v. Puzikov: “Chính sách giải thích pháp luật: trạng thái hiện nay và xu hướng phát triển”, Chính sách pháp luật và đời sống, Mátxcơva, số 3/2008).

Trên cơ sở phân tích định nghĩa đó có thể rút ra kết luận rằng, đó không phải là định nghĩa về chính sách giải thích pháp luật, mà là định nghĩa về quá trình giải thích pháp luật. Quá trình đó, về mặt truyền thống, được hiểu là hoạt động trí tuệ – ý chí để làm sáng tỏ và giải nghĩa ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, trong đó có các mục tiêu và các nhiệm vụ, để thực hiện đúng đắn, hợp pháp nhất các quy phạm pháp luật.

Theo quan điểm của O.L. Soldatkina, chính sách giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động của các chủ thể được nhà nước ủy quyền về mặt chuyên môn nhằm thống nhất hóa việc nhận thức ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của các mục tiêu và các nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật đã được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này, kết quả của các hoạt động đó là một hệ thống các văn bản giải thích chính thức được trật tự hóa, được xây dựng có thứ bậc dựa trên các đòi hỏi chung của pháp chế, của tính có căn cứ, của công bằng, của tính hợp lý và nhân đạo (theo O.L. Soldatkina: “Chính sách giải thích pháp luật: định nghĩa và những vấn đê hiện nay”, Tư tưởng pháp luật mới, số 4/2010, tr.7 (bản tiếng Nga). Trong định nghĩa nói trên đã có sự chuyên động chính xác đến chân lý và thống nhất hóa việc nhận thức ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của các mục tiêu và các nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật, tuy vậy, nó chưa bao quát hết toàn bộ bản chất của khái niệm chính sách giải thích pháp luật.

=> Chính sách giải thích pháp luật là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và có hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiết chê’phi nhà nước để xác định chiên lược và sách lược giải thích các quy phạm pháp luật, xây dựng các đỉêu kiện cần thiết cho việc giải thích có hiệu quả các quy định pháp luật.

2. Quan điểm về mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật

Khi bàn đến mục tiêu của chánh sách giải thích pháp luật có một vấn đề mang tính nguyên tắc cần được trả lời là mục tiêu của giải thích pháp luật và mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật là đồng nhất với nhau hay là hai mục tiêu độc lập, có mối liên hệ với nhau.

Ở nước ta, có một số công trình nghiên cứu bước đầu đã luận giải mục tiêu của giải thích pháp luật, nhưng mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật chưa được đặt ra và lý giải.

Theo lôgic, điều đó là dễ hiểu, bởi vì, vấn đề chính sách giải thích pháp luật nói chung chưa được đặt ra để nghiên cứu, do vậy, nội dung thành tố mục tiêu của nó không được luận giải là điều đương nhiên.

Hiện nay, các nhà khoa học đang có những quan niệm khác nhau về mục tiêu của giải thích pháp luật.

Có tác giả cho rằng, nhiệm vụ và mục tiêu của giải thích pháp luật là nhằm làm sáng tỏ ý chí, mục đích, ý đồ của nhà làm luật đã được thế hiện trong quy phạm pháp luật được giải thích và để áp dụng đúng đắn trong các trường hợp cụ thể (theo Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Sđd,Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên): Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Sđd).

Theo quan niệm khác, giải thích pháp luật về cơ bản là nhằm làm rõ nội dung, bản chất thật sự của pháp luật, làm cho mọi người hiểu và thực hiện pháp luật thống nhất theo đúng các yêu cầu của pháp chê5.

Quan niệm khác cho rằng, mục đích cao nhất và mang tính quyết định của giải thích pháp luật là xác định đúng quy tắc xử sự mà nhà lập pháp đã thể hiện trong những quy định pháp luật để giúp cho việc nhận thức, thực hiện pháp luật đúng đắn, thôhg nhất (theo Phạm Thị Duyên Thảo: Một số vấn đê về giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014).

Aharon Barak, giáo sư Luật học nổi tiếng thế giới cho rằng, trong văn bản pháp luật có mục đích chủ quan (ý định của tác giả), mục đích khách quan (mục đích phù hợp của tác giả với mục đích của hệ thống), mục đích cuối cùng là tổng thể của hai mục đích thành phần đó. Theo ông, việc xác định mục đích chủ quan và khách quan ở mỗi loại văn bản như Hiến pháp, đạo luật, di chúc, họp đồng là khác nhau. Với đạo luật, vai trò của mục đích chủ quan và khách quan sẽ thay đổi trong các đạo luật khác nhau (ví dụ như đạo luật hình sự khác với đạo luật dân sự). Với di chúc và họp đồng vai trò của mục đích chủ quan sẽ luôn thắng thể (theo Aharon Barak: Mục đích của giải thích trong luật (Purposive Interpretation in Law, 2005).

Không bàn luận trực tiếp, cụ thể đến các quan điểm nói trên về mục tiêu của giải thích pháp luật mà chúng tôi muốn nói rằng, mục tiêu của giải thích pháp luật là mục tiêu thành tố mang tính hệ quả trong mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật. Mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật bao trùm, rộng lớn hơn của quá trình giải thích pháp luật, của hoạt động giải thích pháp luật.

3. Khái niệm mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật

Từ cách tiếp cận ở mục 2 về quan điểm về mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật như vậy, có thể đi đến kết luận sau:

=> Mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật là tối ưu hóa quá trình giải thích pháp luật, trợ giúp cho hoạt động giải thích pháp luật.

4. Quá trình giải thích pháp luật là một quá trình nhận thức nhất định

Quá trình giải thích pháp luật được nhìn nhận ít nhất ở hai phương diện: giải thích pháp luật là một quá trình nhận thức nhất định và giải thích pháp luật là một quy trình.

Giải thích pháp luật với tư cách là một quá trình nhận thức nhất định, quá trình xác nhận ý nghĩa, giá trị nhất định cho những biểu hiện về ngôn ngữ của các đạo luật và của các văn bản quy phạm pháp luật khác hiện diện trong tất cả các giai đoạn của điều chỉnh pháp luật: trong tiến trình xây dựng pháp luật, hệ thống hóa pháp luật, trong các hình thức thực hiện pháp luật khác nhau, trong nghiên cứu và đào tạo pháp luật. Giải thích pháp luật có ý nghĩa lớn nhất trong các quá trình áp dụng pháp luật.

Trong sách báo pháp lý có hai quan điểm về giải thích pháp luật với tư cách là một quá trình nhận thức.

– Quan điểm thứ nhất cho rằng, giải thích pháp luật hiện diện trong mọi giai đoạn của điều chỉnh pháp luật, trong mọi quá trình áp dụng pháp luật, mọi đạo luật đều cần đến sự giải thích.

– Theo quan điểm thứ hai giải thích pháp luật chỉ hiện diện, cần đến trong những trường hợp nhất định, chẳng hạn, trong trường hợp các đạo luật không có tính rõ ràng, có mâu thuẫn. Khi tiếp thu trực tiếp đạo luật không gây ra sự nghi ngờ thì không đòi hỏi phải được giải thích (theo M.N. Marchenko (Chủ biên): Lý luận chung vê nhà nước và pháp luật, Mátxcơva, 2001, t.2, tr.474 (bản tiếng Nga).

=> Vậy, với hai quan điểm ở trên, chúng tôi có thể thấy và nhận nhận được, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất, bởi lẽ, nhu cầu giải thích pháp luật là nhu cầu tồn tại thường trực trong mọi quá trình pháp luật. Ngay cả khi phân tích các thuật ngữ “rõ ràng” và “dễ hiểu” cũng phải trả lời cái gì là “rõ ràng” và “dễ hiểu”, cái gì là “không rõ ràng” và “không dễ hiểu”. Ở đây có sự ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan. Đối với người này đạo luật là “rõ ràng”, “dễ hiểu”, nhưng đối với người khác là “không rõ ràng”, “không dễ hiểu”.

Sự cần thiết của giải thích pháp luật xuất phát từ phép biện chứng của mối tương quan giữa quy phạm pháp luật và hiện thực. Các quy phạm pháp luật mang tính chất chung và trừu tượng để cho phép bằng sự điều chỉnh bao quát hết nếu như không phải tất cả thì cũng tuyệt đại đa số các tình huống, các quan hệ cụ thê’ bao giờ cũng có sự khác nhau ở phương diện này hay ở phương diện khác. Sự đa dạng của các tình huống làm phát sinh sự đa dạng của những vấn đề mang tính chất pháp lý mà việc trả lời cho những vấn đề đó phải cần đến sự giải thích. Các đặc điểm của việc diễn đạt các quy phạm pháp luật (tính ngắn gọn, tính cô đọng, các thuật ngữ chuyên môn và các đòi hỏi khác), các mối liên hệ ngữ nghĩa của chúng với các quy phạm khác, việc viện dẫn đến các quy phạm và các đánh giá xã hội khác làm phát sinh nhu cầu, sự cần thiết giải thích.

Cần phải khẳng định rằng, trong nhiều trường hợp việc không cần đến sự giải thích là chưa chính xác. Nhà luật học có kinh nghiệm thường dễ dàng mà không cần đến những nỗ lực đặc biệt để “nắm được” ý nghĩa trừu tượng, khái quát của quy phạm pháp luật và áp dụng nó trong các tình huống cụ thể. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, sự nhận thức dễ dàng như vậy về quy phạm pháp luật, trong nền tảng của mình cũng cần có cả kinh nghiệm của việc giải thích trước đây của nhà làm luật lẫn kinh nghiệm của các nhà luật học khác.

5. Đặc điểm của giải thích pháp luật với tư cách là quá trình nhận thức

Đặc điểm của giải thích pháp luật với tư cách là quá trình nhận thức được xác định bởi các đặc điểm của khách thê’ nhận thức (các quy phạm pháp luật). Các quy phạm pháp luật không thuộc về bất kỳ khách thể vật chất, vật thể nào. Đó là các khách thể tinh thần, các khách thể – tư tưởng được đưa vào vỏ bọc ngôn ngữ vật chất. Nội dung của các quy phạm pháp luật không dễ tiếp nhận trực tiếp với sự trợ giúp của các cơ quan giác quan. Ví dụ, không nên chỉ nhìn thấy các quy phạm; chỉ thấy được các dấu hiệu của một ngôn ngữ tương ứng không nói lên điều gì đối với chủ thể không hiểu biết ngôn ngữ đó. Chỉ có sự tư duy (nhận thức trang chuyển sử dụng các khái niệm, các kiến giải, kết luận) mới có thể thâm nhập vào ý nghĩa, tư tưởng của quy phạm pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).